Học nhồi nhét trước những ngày cuối cùng của kỳ thi tốt nghiệp THPT là điều mà gần như 80% học sinh Việt Nam vấp phải. Vậy điều này có nên hay không?
1. Giai đoạn chạy nước rút cuối cùng thì nên học nhồi nhét thế nào?
1.1. Trước khi ôn
1.1.1. Tìm một nơi yên tĩnh để học.
Hãy chắc chắn rằng nó không quá thoải mái (chẳng hạn như trên giường hay trên một chiếc ghế dựa) bởi vì bạn sẽ có nguy cơ buồn ngủ.
1.1.2. Ăn lành mạnh.
Bạn có thể nghĩ đến 16 lon Red Bull và 5 thỏi Snickers là cách tốt nhất. Nhưng đó không phải là một phương pháp để học mà còn hại sức khỏe của bạn
Kích thích mình bằng cà phê lúc đầu có thể khiến bạn tỉnh táo, nhưng bạn cuối cùng sẽ buồn ngủ hơn vào sáng hôm sau khi đang làm bài thi.
Có nên học nhồi nhét vào trong khoảng thời gian chạy nước rút trước kỳ thi ĐH không?
1.1.3. Đặt báo thức.
Trong trường hợp xấu nhất: Bạn thức dậy trong một đống mực in trên má vì bạn đã ngủ quên trên ghi chú môn Hóa. Nhưng bạn đã nhớ đặt báo thức, vì bạn sẽ không phải đi trễ kỳ thi vào lúc 8h sáng.
1.2. Khi đang ôn thi
1.2.1. Hãy giữ tâm bình tĩnh.
Phần này có thể khó, nhưng chỉ cần hít thở sâu và cố gắng tổng hợp những suy nghĩ của bạn!
Hãy nhớ đến nơi mà bạn để lại tất cả những cuốn sách giáo khoa và gom nhặt lại từng mảnh giấy và flashcard cũng là một ý tưởng tốt.
1.2.2. Bắt đầu ngay từ đầu; không tập trung vào những chi tiết nhỏ!
Tập trung vào bức tranh lớn hơn – làm nổi bật những điểm quan trọng mà bạn nghĩ có thể có trong bài thi. Cũng nên nhớ nhìn kỹ từ vựng! Nó rõ ràng sẽ giúp bạn hiểu nếu bạn biết từ đó có nghĩa gì.
1.2.3. Ưu tiên.
Đây là phần ôn quan trọng nhất. Bạn có một lượng thời gian rất hạn chế – bạn phải sử dụng nó một cách hiệu quả nhất có thể. Đi sâu vào chi tiết và chỉ học những gì bạn nghĩ là xứng đáng cho bài thi.
1.2.4. Viết ra thông tin quan trọng hoặc kể lại các chi tiết nhỏ.
Điều này sẽ giúp cho bộ não của bạn xử lý tài liệu tốt hơn. Nếu bạn chỉ đọc lướt qua sách giáo khoa hoặc các ghi chú của bạn, bạn có thể sẽ không nhớ bất cứ điều gì!
1.2.5. Tạo flashcard.
Đây là một cách tốt để tự ôn bài và nó cũng giúp bạn xử lý các thông tin khi bạn viết ra và hãy đọc thành tiếng! Sử dụng màu sắc khác nhau cho các chủ đề hoặc các chương khác nhau.
1.2.6. Nghỉ giải lao giữa những buổi học
Nghe có vẻ lừoi biếng, nhưng bộ não của bạn sẽ có thể xử lý nhiều thông tin hơn nếu bạn để nó nghỉ ngơi hợp lý.
Học nhồi nhét là không hiệu quả và làm bạn cảm thấy căng thẳng mệt mỏi.
Mặc dù bạn đang học ít nhưng bạn sẽ nhớ lâu hơn là học nhồi nhét.
1.3. Sau khi ôn
1.3.1. Bạn cần đi ngủ sớm.
Nếu bạn thức cả đêm bạn sẽ rất mệt mỏi vào buổi sáng có nguy cơ bạn sẽ không nhớ gì cả! Hãy thức dậy vào buổi sáng sớm khoảng 30-45 phút và xem lại các ghi chú nổi bật và sách giáo khoa của bạn. Nếu bạn có làm flashcard, xem lại chúng một lần nữa.
1.3.2. Ăn sáng.
Bạn đã nghe từ mọi người rằng một bữa ăn dinh dưỡng trước khi thi sẽ giúp não bộ bạn hoạt động tốt hơn. Ăn bữa sáng đơn giản không nên ăn nhiều nếu bạn không muốn bị đau bụng.
1.3.3. Hít một hơi thật sâu.
Xem qua các thông tin một vài lần trên đường đến trường. Rất có thể nếu bạn chú ý trên lớp và học thêm vào ban đêm sẽ rất tốt.
2. Đêm trước ngày thi thì đừng học nhồi nhét gì!
2.1. Chuẩn bị đồ dùng học tập cần thiết
2.2. Kiểm tra lại giấy tờ quan trọng để dự thi
Để tránh việc đáng tiếc xảy ra ảnh hưởng đến quá trình thi cử, đêm trước ngày thi hãy kiểm tra mọi thứ, đặc biệt là những giấy tờ dự thi cần thiết. Thẻ dự thi và chứng minh thi, là hai giấy tờ quan trọng để bạn có thể bước vào phòng thi. Hãy chắc chắn mình đã mang đầy đủ những "tấm vé thông hành" này trước khi đi đến địa điểm thi. Thực tế, đã có những trường hợp vì quên mang theo giấy tờ dự thi mà bỏ lỡ một môn thi nào đó, làm mất đi cơ hội của chính bản thân mình. Do đó, sĩ tử phải kiểm tra và bảo quản những giấy tờ này thật cẩn thận trước ngày thi nhé!
2.3. Đừng căng thẳng, tạo áp lực quá lớn cho bản thân
Lo lắng, căng thẳng trước khi ngày thi diễn ra là tâm lý chung của nhiều bạn. Tuy nhiên, điều này chỉ khiến bạn cảm thấy áp lực và không tập trung được vào bài thi. Hãy suy nghĩ một cách tích cực và tin tưởng vào những kiến thức đã học. Chỉ khi tâm lý thoải mái, bạn mới bình tĩnh hoàn thành tốt bài thi của mình. "Thi đại học chỉ là cuộc thi chạy 100m mà cuộc đời là cuộc thi chạy marathon" vậy nên cũng đừng quá căng thẳng, tạo áp lực quá lớn cho bản thân.
> Những điều cha mẹ cần lưu ý về sức khỏe của con trước kỳ thi ĐH
> Tại sao trẻ sơ sinh thường hay thức khuya, ngủ muộn?
Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp