Giữa ồn ào sách giáo khoa tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều thì việc thẩm định sách lớp 2 đã kết thúc 2 vòng đợt đầu tiên. Nguồn tin của Thanh Niên cho biết không có sách tiếng Việt lớp 2 nào được đánh giá đạt.

Giáo viên nên chủ động thay ngữ liệu sách Cánh Diều tạm thời

Giáo viên nên chủ động thay ngữ liệu sách Cánh Diều tạm thời

"Việc chủ động thay đổi là cần thiết bởi chương trình vẫn phải dạy chứ không thể dừng lại đợi đến ngày 15/11", cô Ngọc cho rằng điều chỉnh ngữ liệu không phức tạp.

Chưa có bản mẫu sách giáo khoa tiếng Việt lớp 2 nào đạt

Hội đồng thẩm định SGK lớp 2 đợt 1.

3 bản mẫu sách giáo khoa tiếng Việt đều chưa đạt

Ngày 18.8, Bộ GD-ĐT tổ chức khai mạc Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa (SGK) lớp 2 chương trình giáo dục phổ thông mới. Tại buổi khai mạc này, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT), cho biết sau khi ban hành thông báo về việc tổ chức thẩm định và việc tiếp nhận hồ sơ thẩm định SGK lớp 2, Bộ đã nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định của 4 nhà xuất bản (NXB) gồm: Giáo dục VN, Đại học Sư phạm, Đại học Sư phạm TP.HCM và Đại học Quốc gia TP.HCM.

"Hồ sơ đề nghị thẩm định bản mẫu SGK của 4 NXB đã được Vụ Giáo dục tiểu học tổ chức rà soát, khẳng định tính đầy đủ, hợp lệ", ông Tài khẳng định.

Theo đó, có 33 bản mẫu SGK của đầy đủ 9 môn học và hoạt động giáo dục lớp 2 đã được gửi về. Trong số này, môn toán có 4 bản mẫu SGK; môn tự chọn tiếng Anh có 8 bản… Riêng môn tiếng Việt chỉ có 3 bản mẫu. Được biết, SGK tiếng Việt lớp 2 có 3 bản mẫu gửi thẩm định gồm 2 bản mẫu của NXB Giáo dục VN là Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo; bản mẫu thứ 3 là sách Cánh Diều của NXB Đại học Sư phạm, NXB Đại học Sư phạm TP.HCM.

Sẽ phải tham gia thẩm định đợt 2 ?

Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học Thái Văn Tài cho biết để làm chặt chẽ hơn quy định về thẩm định SGK và giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn mà Thông tư 33 ban hành năm 2017 chưa lường hết được, ngày 6.8, Bộ đã ban hành Thông tư 23 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 33. Theo Thông tư 23, mỗi năm Bộ chỉ tổ chức thẩm định SGK nhiều nhất là 2 đợt, mỗi đợt thẩm định không quá 2 vòng, thay vì có 3 vòng thẩm định như đã thực hiện với SGK lớp 1.

Ông Tài giải thích: “Việc thay đổi này là để đảm bảo có đủ SGK, kịp tiến độ triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Việc thẩm định kéo dài 3 vòng sẽ ảnh hưởng đến tiến độ phê duyệt, lựa chọn, in ấn, phát hành SGK”.

Như vậy, các bản mẫu SGK, trong đó có 3 bản mẫu SGK tiếng Việt lớp 2 được đánh giá “không đạt” hoặc “đạt nhưng cần sửa chữa” qua 2 vòng thẩm định đợt 1 đều sẽ bị loại do không còn vòng thứ 3. Các bản mẫu SGK được đánh giá “không đạt” hoặc “đạt nhưng cần sửa chữa” ở vòng 2 (đợt 1) có thể tiếp tục nộp hồ sơ đề nghị thẩm định vào đợt 2, cùng với các bản mẫu SGK của những môn học/hoạt động giáo dục mà đợt 1 chưa có và các bản mẫu SGK mới. Quy trình thẩm định SGK của đợt 2 được thực hiện giống đợt 1. Thời gian chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ tối đa là 30 ngày, tính từ ngày ban hành thông báo kết quả thẩm định của đơn vị tổ chức thẩm định.

Đáng chú ý, trong trường hợp không có bản mẫu SGK nào tham gia thẩm định hoặc kết quả thẩm định không đạt ở cả 2 đợt, Bộ sẽ chịu trách nhiệm biên soạn để đảm bảo học sinh không thiếu SGK nào.

3 điều chỉnh quan trọng trong thẩm định

Sau những sai sót, chưa phù hợp trong SGK tiếng Việt lớp 1 của bộ Cánh Diều phải điều chỉnh, bổ sung, Bộ thực hiện 3 điều chỉnh quan trọng trong công tác thẩm định SGK.

Thứ nhất, kiểm soát chặt chẽ quá trình thực nghiệm SGK. Trước đây, các NXB phối hợp với tác giả chủ động tổ chức việc thực nghiệm thì tới đây sẽ có sự tham gia chỉ đạo, phối hợp của Bộ.

Thứ hai, trước khi gửi lên Bộ để thẩm định, các NXB phải tổ chức thẩm định sơ bộ tại đơn vị để đánh giá, rà soát chất lượng SGK nhằm nâng cao chất lượng bản mẫu.

Thứ ba, Bộ sẽ mở rộng thêm đối tượng góp ý cho bản mẫu SGK, có thể bằng cách đăng lên mạng bản mẫu SGK để xin ý kiến góp ý, nắm bắt thông tin trên diện rộng, đa chiều từ giáo viên, cán bộ quản lý, các nhà khoa học và người dân.

Sau khi hoàn thành khâu thẩm định, các bản mẫu SGK lớp 2 đáp ứng yêu cầu sẽ được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt để các địa phương lựa chọn, sử dụng bắt đầu từ năm học 2021 - 2022 ở các trường tiểu học trên cả nước.

Đổi mới giáo dục, đâu chỉ có SGK, gốc phải là giáo viên

Đổi mới giáo dục, đâu chỉ có SGK, gốc phải là giáo viên

Muốn đổi mới Giáo dục thành công thì trước hết phải đào tạo giáo viên thật tốt để họ thích ứng được với chương trình đổi mới, dạy được chương trình đổi mới đó.

Theo Báo Thanh niên