Sự kiện: Du học, thông tin du học, du học Nhật Bản


Đây là một trong những giai đoạn bận rộn nhất trong quãng đời học sinh. Người Nhật ít có thói quen chuyển công ty. Những người chuyển công ty thường bị đánh giá thấp về đạo đức và rất khó tìm được việc mới. Nhiều người làm suốt đời trong 1 công ty và ngay cả trong thời điểm hiện tại số người chuyển công ty vẫn rất ít.

 

du hoc, thong tin du hoc, thu tuc du hoc, du hoc tu tuc, hoc bong, hoc bong du hoc, visa du hoc, kinh nghiem du hoc, thong tin du hoc

Hình minh hoạ, chủ đề Du học, thông tin du học, du học Nhật Bản

 

Chính vì vậy giai đoạn Shyushyoku đóng vai trò quan trọng đến tương lai của một người nên các sinh viên Nhật đầu tư rất nhiều thời gian và công sức cho giai đoạn này. Nếu bạn không chuẩn bị kỹ sẽ rất khó thắng được họ và xin được việc.



Đối với các công ty, do các công ty cũng không có thói quen đuổi nhân viên (chế độ tuyển dụng suốt đời) nên các công ty cũng đầu tư rất lớn cho quá trình tuyển nhân viên. Theo thống kê, trung bình các công ty Nhật chi khoảng 1 triệu yên (10 000 USD) để tuyển 1 nhân viên.



1. Các trang web hữu ích

- Rikunabi (http://www.rikunabi2006.com/) và Nikkei (http://job.nikkei.co.jp/2006/). Trong 2 trang này có nhiều thông tin bổ ích và có profile của hầu hết các công ty ở Nhật. Các profile này là do các công ty tự đăng lên với sự đồng ý của 2 website trên.

- Nikki (http://www.nikki.ne.jp/): Trang web này là nơi trao đổi thông tin giữa các thí sinh và đặc biệt có các báo cáo của những người đã từng đỗ vào các công ty từ những năm trước cũng như con số thống kê khách quan về các công ty như lương, tuổi trung bình, doanh thu, lãi …


2. Giai đoạn 1: Tham gia các buổi seminar của trường bạn đang học

Từ trước khi bạn tốt nghiệp khoảng 18 tháng, các trường Đại học đã tổ chức các seminar hướng dẫn cho học sinh những kiến thức cơ bản cần thiết khi đi tìm việc.

Các trường thường mời người từ các công ty đến để giới thiệu sơ qua về công ty mình và thường có những booth cho các công ty để sinh viên có thể đến hỏi trực tiếp nhân viên công ty về nội dung việc làm, chế độ đãi ngộ, đời sống nhân viên … Số lượng các buổi seminar phụ thuộc vào số lượng công ty muốn đến trường giới thiệu về công ty mình và số sinh viên sắp ra trường của trường đó.

Ở trường tôi có khoảng 2000 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm, các buổi seminar diễn ra với tần suất 1-2 lần/tuần và kéo dài trong 5 tháng. Những nhân viên đến giới thiệu thường là những người đã tốt nghiệp trường đó để tạo cảm giác thân mật giữa công ty và sinh viên.



3. Giai đoạn 2: Tham gia các buổi seminar của công ty bạn thích

Các công ty thường tổ chức các buổi giới thiệu công ty cho sinh viên. Seminar thường được tổ chức từ khoảng 16 tháng trước khi bạn tốt nghiệp cho đến khi nào công ty tuyển đủ số người cần thiết. Bạn có thể nhận được thông tin này qua các buổi seminar ở trường, qua bạn bè hoặc đăng ký làm thành viên của 2 trang hướng dẫn tìm việc làm của Nhật là Rikunabi và Nikkei.

 

Các sinh viên Nhật thường đi nghe giới thiệu của 30 đến 40 công ty. Việc đi nghe giới thiệu công ty không chỉ là để biết về công ty mà còn là để bạn một lần nữa xác định xem mình có thực sự thích và hợp với công ty này không và xác định lại công việc mình thích làm trong tương lai. Hiểu rõ về công ty cũng như về công việc mình thích làm cũng nằm trong các yếu tố quyết định bạn có đỗ vào công ty đó không. Có một số điểm cần lưu ý như sau:

- Trong các buổi giới thiệu, nếu số lượng sinh viên không quá nhiều thì nên tích cực đặt câu hỏi để chứng tỏ sự quan tâm của mình đối với công ty. Nếu họ cảm nhận thấy điều này thì đó là một lợi thế khi bạn thi phỏng vấn.

- Nhiều công ty nói là bạn mặc thường phục đến dự nhưng bạn vẫn nên mặc suit vì cho dù công ty nói nên mặc thường phục thì đa số sinh viên vẫn mặc suit, nếu bạn mặc thường phục thì bạn sẽ cảm thấy lạc lõng và không có tự tin để appeal sự hiện diện của bạn với nhân viên công ty khi có cơ hội

- Khi thi phỏng vấn thì xác suất bạn bị hỏi câu ” Tại sao bạn chọn công ty này” là rất cao (80 - 90%). Chăm chú nghe giới thiệu sẽ giúp cho bạn trả lời câu này trôi chảy và thuyết phục hơn.

- Một số công ty tổ chức thi viết ngay sau buổi giới thiệu. Thậm chí có công ty không báo trước là sẽ tổ chức thi viết, có công ty còn tổ chức thi phỏng vấn ngay sau buổi giới thiệu (ví dụ nihon unisys). Trước khi đi nghe giới thiệu bạn nên vào trang Nikki để nắm trước những thông tin này và không bị động trong mọi trường hợp.

 

du hoc, thong tin du hoc, thu tuc du hoc, du hoc tu tuc, hoc bong, hoc bong du hoc, visa du hoc, kinh nghiem du hoc, thong tin du hoc

Hình minh hoạ, chủ đề Du học, thông tin du học, du học Nhật Bản

 

4. Thi viết

Thi viết thường có 2 phần là kiểm tra tính cách và kiểm tra năng lực. Trong phần kiểm tra năng lực thường có phần tiếng Nhật và phần Toán, Logic. Phần tiếng Nhật bạn có thể chịu thua người Nhật nhưng cũng cố gắng làm được trên 50%. Phần Toán, Logic nếu bạn thua người Nhật thì công ty cũng chẳng có lý do gì để tuyển bạn cả.

Phần Toán thường nằm trong giới hạn kiến thức từ cấp 1 đến cấp 3 và đòi hỏi năng lực tư duy hơn là kiến thức toán học, kỳ thi này chung cho cả khối tự nhiên và khối xã hội nhưng chưa chắc khối tự nhiên đã làm tốt hơn khối xã hội. Thi Toán, Logic đòi hỏi bạn phải giải nhanh vì thông thường mỗi bài bạn chỉ có khoảng 30 đến 50 giây.

Một ví dụ về đề Toán là bài “Vừa gà vừa chó, … 36 con … 100 chân” Kiểu bài này thường có 1-2 câu. Theo ý kiến cá nhân tôi thì những câu không làm được thì bạn cũng không nên điền bừa vì hầu hết công ty đánh giá cả tỉ lệ đúng của bạn. Nếu bạn làm được 80% nhưng đúng hết thì cũng vẫn được đánh giá cao. Về phần thi viết bạn chỉ cần mua một quyển SPI là có đầy đủ thông tin nên tôi không viết nhiều về phần này.

Theo tôi biết có 3 kiểu thi viết sau:

- Kiểu 1: Thi viết tại công ty hoặc tại một địa điểm nào đó do công ty thuê. Đề thi do công ty soạn hoặc thuê nơi khác soạn

- Kiểu 2: Thi viết qua mạng. Bạn được cung cấp ID và PW bạn có thể login và thi lúc nào có thời gian.

- Kiểu 3: Thi ở Test center. Test center sẽ thay cho công ty kiểm tra năng lực của bạn và gửi kết quả về công ty bạn thi. Đề thi do Test center soạn và dùng chung cho tất cả các công ty, mức độ khó dễ sẽ thay đổi tùy theo kết quả bạn làm các câu trước đó giống kiểu thi TOEFL CBT.


5. Thi phỏng vấn (Mensetsu)

Thông thường các công ty thường tổ chức 2 đến 3 vòng thi phỏng vấn dưới các hình thức giống nhau hoặc khác nhau. Có các kiểu thi phỏng vấn sau:

Group Discussion: Các thí sinh chia thành các Group và thảo luận về một đề tài do công ty đưa ra. Giám khảo có thể cùng tham gia hoặc không cùng tham gia thảo luận. Trong vòng thi này giám khảo đánh giá khả năng của bạn khi làm trong một group. Do vậy việc bạn có đưa ra được ý kiến hay hay không chỉ là một phần ngoài ra còn nhiều yếu tố khác như biết lắng nghe người khác, biết lái group đi đúng hướng, biết đưa ra những yếu tố giúp mọi người bàn luận khách quan. Tuyệt đối không nên đưa ra quyết định của nhóm bằng cách lấy ý kiến đa số.

Group mensetsu: Phỏng vấn nhiều thí sinh cùng một lúc, có thể có một hoặc nhiều giám khảo. Đây là cách để tiết kiệm thời gian và chi phí của công ty, Group mensetsu thường chỉ có ở những vòng đầu.

Kojin mensetsu: Có 1 thí sinh và 1 hoặc nhiều giám khảo, càng vào sâu bên trong thì số giám khảo càng nhiều và giám khảo thường là những người có chức vụ cao trong công ty.

Các yếu tố giám khảo đánh giá ở thí sinh là:

- Biết lễ nghi, tính cách tốt.

- Hiểu về công ty.

- Hiểu về công việc mà thí sinh đó muốn làm.

- Năng lực của thí sinh

Thời gian thi phỏng vấn thường chỉ 20-30 phút. Đây chính là một cuộc chơi game. Giám khảo thắng nếu họ chọn được đúng người có năng lực và loại được những người không thích hợp với công ty. Còn bạn thắng nếu bạn chứng tỏ được mình chính là người mà công ty cần trong thời gian ngắn ngủi này.

Chúc các bạn may mắn !

 

 

Thông tin du học, Thủ tục du học, du học, học bổng du học, du học Nhật Bản, học bổng

Đăng ký nhận thêm thông tin tuyển sinh mới nhất qua email tại ô bên dưới

Kenhtuyensinh (Nguồn Nhatban.net)