Đưa từ khoá (keywords) vào CV sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng. Vậy làm thế nào để chèn những từ khoá này hiệu quả mà không gây lạm dụng?
Thực hiện theo các mẹo chung sau để liệt kê các từ khóa và cụm từ trong đơn xin việc của bạn một cách hiệu quả:
1. Sử dụng các biến thể của từ
Sử dụng một số từ đồng nghĩa và từ viết tắt cho các từ khóa để tránh việc lặp từ mà nhà tuyển dụng sẽ thấy khó chịu. Sử dụng nhiều từ và cụm từ khác nhau sẽ thể hiện những phẩm chất đa dạng của bạn và cũng làm tăng cơ hội được tuyển dụng giữa các ứng viên khác. Sử dụng càng nhiều từ khóa và cụm từ càng tốt, nhưng hãy chọn những từ liên quan đến vị trí công việc mà bạn ứng tuyển.
2. Sử dụng các từ khóa về vị trí
Sử dụng các từ khóa về thành phố và nơi sinh sống của bạn trong sơ yếu lý lịch của bạn sẽ giúp người đọc xác định bạn là một ứng viên tiềm năng dựa trên khoảng cách của bạn với công ty. Đối với vị trí làm việc tại văn phòng, nơi bạn sinh sống là một yếu tố quan trọng đối với nhà tuyển dụng. Trong khi bạn đề cập địa chỉ của mình ở đầu sơ yếu lý lịch, bạn sẽ tốt hơn nếu bạn đề cập thêm thành phố và tiểu bang của bạn cùng với chức danh công việc trong phần giới thiệu sơ yếu lý lịch của bạn. Điều này cho phép người đọc dễ dàng lưu ý đến.
Trong CV của bạn nên có những từ khoá (keywords) liên quan đến vị trí ứng tuyển
3. Sử dụng nhiều các cụm từ về kỹ năng chuyên môn
Kỹ năng mềm vẫn là một yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng có thể hình dung được tổng thể bạn như thế nào và những giá trị mà bạn mang lại cho công ty. Tuy nhiên, các kỹ năng mềm có thể dễ dàng được nhà tuyể ndụng đánh giá trong các cuộc phỏng vấn qua điện thoại và trực tiếp, vì vậy hãy dành nhiều thời gian hơn để trình bày chi tiết về khả năng chuyên môn của mình và kinh nghiệm của bạn.
4. Kết hợp các từ khóa và cụm từ vào trong CV của bạn
Có bốn phần quan trọng để đưa những từ này vào sơ yếu lý lịch của bạn. Đó là:
- Trong phần giới thiệu
Trong phần này, bạn nên sử dụng các từ khóa và cụm từ để thể hiện những giá trị mà bạn sẽ mang đến cho công ty. Điều quan trọng cần lưu ý là phần này nên bao gồm hai từ khóa chính, đó là: chức danh công việc và tên công ty.
- Trong phần lịch sử công việc
Phần này cung cấp một không gian lý tưởng để liệt kê những kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của bạn. Một gợi ý nho nhỏ để thể hiện những công việc đã làm là bạn nên viết phần này dưới dạng động từ đi trước danh từ như "quản lý các dự án phát triển phần mềm" chẳng hạn.
- Trong phần kỹ năng
Trong phần kỹ năng, bạn không chỉ muốn bao gồm các kỹ năng hàng đầu mà còn cả khả năng sử dụng các phần mềm và phần cứng. Bạn cũng có thể tham khảo sắp xếp các kỹ năng thành các danh mục để rõ ràng hơn.
- Trong phần giáo dục và đào tạo
Đôi khi các nhà tuyển dụng sàng lọc những ứng viên có trình độ học vấn cụ thể, chẳng hạn như học ở trường nào đó. Tuy nhiên, thông thường nhất, họ đang tìm kiếm một bằng cấp nhất định, đây có thể là một trong những yếu tố đầu tiên để sàng lọc ứng viên.
> Mất bao lâu để nhà tuyển dụng xem qua một CV?
> Mẹo để CV của bạn vượt qua 'vòng gửi xe'
Theo Indeed