Khi công việc ổn định, nếu lâu dài thì phải thành chế độ, chính sách. Từ thực tế, bộ sẽ tính toán, đề xuất Chính phủ một số chính sách hỗ trợ cho giáo viên trong mùa dịch COVID-19.

Bộ GD-ĐT: Phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2023-2025

Bộ GD-ĐT: Phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2023-2025

Bộ GD-ĐT xây dựng phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2023-2025 để ứng phó với tình hình dịch Covid-19 có thể kéo dài trong thời gian vài năm sau.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời phiên Chất vấn Quốc hội vào ngày 11/11.

Đại biểu Lê Thị Thanh Xuân (Đắk Lắk) chất vấn những chính sách ngành đang triển khai có đủ để thu hẹp khoảng cách về giáo dục, cũng như thực hiện đổi mới thành công hay không. Bà đặt câu hỏi ngành giáo dục có kế hoạch tham mưu Chính phủ ban hành chính sách mới nào để ngành thích nghi với trạng thái bình thường mới? Ngoài ra, nữ đại biểu cũng hỏi bộ trưởng sẽ làm gì để phụ huynh, người học, xã hội, giáo viên yên tâm sẽ đổi mới thành công trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, quan điểm trái chiều nay lại thêm tác động của Covid-19.

Trả lời, bộ trưởng cho biết trong quá trình ứng phó, một số thứ mới tạm thời. Ông ví dụ một số ý kiến cho rằng giáo viên dạy trực tuyến vất vả, áp lực, cần quy đổi giờ không để giáo viên đỡ thiệt thòi. Các đơn vị chức năng của bộ đã làm việc này, tính toán nhưng trước mắt toàn ngành thống nhất trong khi ngành y tế, công an, quân đội… vất vả chống dịch, ngành giáo dục chưa nên tính thêm thù lao. Nhưng khi công việc ổn định, nếu lâu dài thì phải thành chế độ, chính sách. Từ thực tế, bộ sẽ tính toán, đề xuất Chính phủ một số chính sách.

Với câu hỏi số hai, ông Sơn cho hay ngành giáo dục đang hoàn thiện chiến lược giáo dục đào tạo giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, bộ xác định mấy hướng quan trọng, chọn chuyển đổi số, tăng cường hạ tầng là khâu mang tính đột phá. Nhân tố then chốt là xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, năng lực, phẩm chất, đội ngũ chuyên gia đầu ngành giỏi, tầm quốc tế cho giáo dục đại học. Trước mắt là rà soát lại cơ chế chính sách, thể chế. Phát triển giáo dục và đào tạo trong tầm nhìn tương lai xa đã có định hướng rõ ràng.

Bộ GD&ĐT sẽ đề xuất một số chính sách hỗ trợ giáo viên trong mùa dịch COVID-19 - Ảnh 1

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn

Đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) thắc mắc về chế độ cho giáo viên tại thị xã Gia Nghĩa. Vấn đề này từng được ông đưa ra trong phiên chất vấn buổi sáng và đại biểu này đánh giá phần trả lời của bộ trưởng chưa thuyết phục. Ông đề nghị bộ trưởng trả lời tại sao giáo viên của 14/15 thị xã, thành phố thuộc tỉnh vùng cao được hưởng chế độ giáo viên miền núi mà giáo viên ở thị xã Gia Nghĩa, cũng ở vùng cao, nhưng không được.

Bên cạnh đó, ông Mai cho biết về tiêu chí, vùng cao khó hơn miền núi, đặc biệt tại Gia Nghĩa trong bối cảnh đại dịch 2 năm qua. Ông đặt câu hỏi liệu giáo viên vùng cao có được hưởng chế độ miền núi không.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết chính sách ban hành, nhưng việc thực thi đa dạng, có thể cần rà soát thêm. Nhưng ở thời điểm thực hiện chính sách phải căn cứ quy định của chính sách rồi mới rà soát. Ông cũng cho rằng việc điều chỉnh quy định trong văn bản 244 rất cần thiết. Bộ sẽ thể hiện trách nhiệm với quyền lợi của giáo viên.

Tùy tình hình dịch Covid-19, các địa phương tự quyết định thời gian kết thúc năm học

Phương án tuyển sinh 2022 của Đại học Bách khoa Hà Nội

Theo ZING News