Sự kiện Hot: TUYEN SINH 2012 - DIEM THI DAI HOC - TI LE CHOI
Câu chuyện phụ huynh đạp đổ cổng trường PTCS Thực nghiệm Hà Nội để mua đơn xin học cho con mấy ngày qua đã được cư dân mạng chế thành bài hát dựa trên nền nhạc ca khúc nổi tiếng “Ngày đầu tiên đi học”.
Bài hát chế mang tên “Ngày nộp đơn xin học” này có phần lời khá hài hước nhưng cũng không kém phần xót xa, cay đắng khi kể lại hình ảnh chen lấn, xô đẩy, sau đó là đạp đổ cổng trường Thực nghiệm hôm 12/5 vừa qua.
“Ngày nộp đơn xin học, mẹ thức đêm đứng chờ, mắt mờ mong trời sáng, mẹ lách vào mua đơn... Rồi trời kia cũng sáng, mẹ đá tung cổng vào, chen nhau chạy nước rút, trông hỗn loạn biết bao...".
Ngày Nộp Đơn Xin Học (Ngày Đầu Tiên Đi Học Chế)
Ca khúc chế được dựng trên nền những hình ảnh chờ đợi, chen chúc mệt mỏi của nhiều phụ huynh, khiến người xem không biết phải giận hay thương những bậc cha mẹ hết lòng vì con cái này, bởi lẽ mong mỏi của họ cũng hoàn toàn chính đáng.
Trước đó, vào đêm 11/5/2012 trước cổng trường PTCS Thực Nghiệm là hình ảnh trùng trùng lớp lớp người đứng kẻ ngồi, phấp phỏng chờ đợi. Nếu bài hát "ngày đầu tiên đi học" phác họa khung cảnh người mẹ trìu mến dắt con đến trường thì xem clip tự chế "Ngày nộp đơn xin học" tái hiện sinh động vẻ mặt lo âu của người mẹ mua đơn cho con vào học lớp 1. Lời hát dạt dào tình thương mà cũng đầy châm biếm trong đoạn: "Rồi trời kia cũng sáng, mẹ đã tung cổng vào, chen nhau chạy nước rút, trông hỗn loạn biết bao..." Cao trào nhất của clip là cảnh xảy ra vào rạng sáng ngày 12/5/2012, khi cánh cổng trường vừa hé mở, tất cả phụ huynh đứng chờ cùng ồ ạt xô cửa, đẩy đạp lẫn nhau chạy vào trường.
Cư dân mạng snow_fox134 đã khóc khi xem clip: "Mình cảm thấy nghẹn ở cổ họng, mắt cay cay, thương những người làm cha mẹ quá. Vì tương lai con cái của mình mà họ phải dầm mưa suốt đêm... Họ muốn dành điều tốt cho con cái của mình nhưng… khổ quá" Trong khi đó, nick meculkin hài hước: "Con mình học lớp 5, sau khi xem xong cảnh cổng bị xô đổ thì thốt lên: "Trông cứ như dinh Độc lập ngày 30/4/1975 mẹ nhỉ, nhưng mà không cần xe tăng".
PV báo Người đưa tin đã trao đổi với giáo sư Văn Như Cương, ông cho hay: "Đây là chuyện hết sức bình thường vì phụ huynh có quyền chọn trường tốt để cho con vào học". Nhưng ông cũng bày tỏ sự thất vọng về việc phụ huynh chen lấn xô đẩy. "Đi qua thời bao cấp, văn hóa xếp hàng đi xuống, điển hình là sự việc phụ huynh mua đơn xin học cho con ở trường PTCS Thực Nghiệm vừa qua. Nếu quy tắc xếp hàng là người đến sớm vào trước người đến sau vào sau thì chắc chắn sẽ không thể xảy ra việc chen lấn, xô đẩy, gây náo loạn trật tự".
Giáo sư Văn Như Cương cũng thực sự ngạc nhiên vì trường chỉ đưa ra chỉ tiêu 140 học sinh nhưng lại chỉ phát 200 đơn xin học. Như vậy chắc rằng có khó khăn trong khâu tổ chức thi tuyển nên trường mới hạn chế đơn như thế. Bởi bình thường nhà trường phát đơn cho tất cả phụ huynh muốn con em họ vào học. Sau đó cho các em học sinh thi tuyển. Nhà trường lấy từ điểm cao xuống thấp, cho đến khi nào đủ chỉ tiêu đề ra. Nếu như vậy thì sẽ không xảy ra việc chen lấn chỉ để lấy tích kê mua đơn.
Nhiều người cho rằng, vì chất lượng của trường tốt nên phụ huynh học sinh mới đua nhau nộp đơn vào đây. Giáo sư Văn Như Cương không đưa lời bình luận nào mà chỉ nói: "Mọi năm, ở Hà Nội các phụ huynh thường tập trung vào các trường khác. Đặc biệt một số trường tư còn phải xếp hàng xin học trước 1 năm. Tôi cũng không hiểu vì sao năm nay trường này lại hot đến vậy. Không biết có phải là do GS Ngô Bảo Châu đã từng học ở đây không?".
Phụ huynh tự tạo áp lực cho mình.
PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng, phó giám đốc Trung tâm Giáo dục, Viện Khoa học giáo dục nhận định: "Các bậc phụ huynh mong muốn cho con học ở trường có chất lượng tốt vì thế vô tình họ tự tạo áp lực cho mình. Các trường học bao giờ cũng được giao chỉ tiêu đầu vào cho các lớp đầu cấp nên họ chỉ được tuyển sinh hữu hạn. Người có nhu cầu nhiều trong khi khả năng đáp ứng thì có hạn vì thế không thể tránh được việc chen lấn xô đẩy để mua đơn".
** Bạn có thể để lại thắc mắc về tuyển sinh 2012, câu hỏi hoặc ý kiến tại ô bên dưới
Những chủ đề đang được quan tâm: