Biểu đồ của Chronicle of Higher Education chỉ ra giá niêm yết mang tính “quảng cáo” trong 1 năm học tập. Thực tế ở những trường đắt đỏ này, hơn 1 nửa sinh viên nhận được hỗ trợ tài chính. Sự hỗ trợ đưa khoản học phí ngất ngưởng xuống mức hợp lí. Ngoài học phí, một nhân tố khác để xem xét sự đắt đỏ là thời gian sinh viên theo học ở trường đến khi tốt nghiệp.
Ví dụ, trường đại học đắt đứng thứ 2 danh sách của Chronicle of Higher Education là Harvey Mudd với giá niêm yết hàng năm: $ 64.427 . Tuy nhiên, 83% sinh viên tốt nghiệp trong bốn năm, trong khi mức trung bình của đại học Mỹ là 32%.
Ngoài ra, chỉ có 34% sinh viên phải đóng toàn bộ chi phí. Đa số nhận được hỗ trợ tài chính và chỉ phải trả 1 mức giá trung bình là $ 41,809.
Chính bởi thế, nhóm nghiên cứu của College Factual đưa ra một danh sách xếp loại khác, dựa trên 2 tiêu chí: số tiền sinh viên thực trả và thời gian họ theo học ở trường.
Dưới đây là mười trường đại học đắt tiền nhất nước Mỹ, xếp hạng theo tổng chi phí trung bình phải trả và thời gian sinh viên theo học đến khi tốt nghiệp.
- Trường Thiết kế Rhode Island 221,978 USD
- Đại học Drexel 218,217 USD
- Trường âm nhạc Berklee 213,313 USD
- Đại học Khoa học 207,718 USD
- Đại học New York 206,441 USD
- Trường Nghệ thuật và Thiết kế Ringling 204,456 USD
- Trường của Viện Nghệ thuật Chicago 201,757 USD
- The New School 201,449 USD
- Đại học Washington ở St Louis 196,769 USD
- Học viện Nghệ thuật California 193,159 USD
Theo Báo Tấm gương, http://www.tamguong.vn/hoc/du-hoc/686662/10-truong-dai-hoc-dat-nhat-nuoc-My-tpot.html