10 bước cần làm khi đã có visa du học Úc
1. Đặt vé máy bay
Tốt nhất bạn nên đặt vé máy bay trước ngày nhập học một tuần hoặc nhiều hơn thế (nếu lãnh sự quán cho phép). Khoảng thời gian này sẽ giúp bạn làm quen với môi trường mới, tìm hiểu đường đi lối lại, cửa hiệu và siêu thị để ổn định cuộc sống ban đầu. Bạn đặt vé đi một chiều hay khứ hồi còn tùy thuộc vào kế hoạch thăm gia đình hay du lịch của bạn trong quá trình du học Úc. Vé khứ hồi về hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn, nhưng bạn lại bị động về thời gian. Nếu chắc chắn về kế hoạch cá nhân, bạn có thể chọn những loại vé ”mở” có giá trị từ 6 đén 1 năm.
Điều quan ngại là bị kẹt ở sân bay và bị mệt sau một chuyến bay dài qua nhiều múi giờ khác nhau (jetlagged). Đừng thử “tung hoành” khi bạn đến Úc, bạn cần đảm bảo nghiên cứu kỹ nếu có hệ thống xe buýt từ sân bay đến nơi ở cho đêm đầu tiên đến Úc nếu trường bạn cung cấp dịch vụ hỗ trợ đưa đón sân bay.
2. Chuẩn bị các giấy tờ quan trọng
Luôn có vài bản sao các giấy tờ quan trọng bạn mang theo khi học tập tại Úc. Đảm bảo rằng bạn để một bản sao cho ba mẹ hoặc người bảo trợ, và đặt một bản sao khác ở hành lý, Tất cả giấy tờ quan trọng như hộ chiếu, bảo hiểm sức khỏe, giấy tờ đi lại, v.v… cần được giữ kỹ trong hành lý xách tay của bạn.
Danh sách những giấy tờ cần thiết:
- Passport (hộ chiếu)
- Offer (Thư mời) của tổ chức cấp học bổng ,bằng đại học và bảng điểm đại học (bản gốc và bản dịch tiếng Anh có công chứng).
- Reference Letter (lưu ý là bản dịch bằng tiếngAnh): Reference Letter của nơi bạn đang làm việc, dùng để khi bạn đi xin việc làm.
- Các chứng chỉ nghề nghiệp, chuyên môn và các giấy tờ khác ( phải là bản dịch tiếng Anh) để giúp tăng khả năng xin việc làm thêm tại Úc.
- Số điện thoại, email và địa chỉ của tất cả những người quen ở Úc để bạn có thể liện hệ khi cần thiết.
3. Đăng ký các loại thẻ sau
-
Thẻ sinh viên quốc tế ISIC
Bạn sẽ được hưởng lợi từ chính sách giảm giá cho sinh viên từ rất nhiều dịch vụ như vé máy bay, thuê chỗ ở, mua sắm ở rất nhiều quốc gia trên toàn cầu. ISIC có đường dây hỗ trợ trong trường hợp khẩn cấp. Đăng ký trực tuyến tại http://isicvietnam.com
-
Thẻ/ điện thoại quốc tế
Nhiều sân bay quốc tế trên thế giới hiện nay đều cung cấp WIFI miễn phí hoặc Internet Zone nơi bạn có thê liên hệ với ngay với gia đình khi hạ cánh. Tuy nhiên, bạn cũng có thể mua thẻ điên thoại quốc tế tại các sân bay, cửa hàng hoặc các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại để liên hệ với gia đình khi bạn tới sân bay và trong quá trình học tập.
-
Thẻ ngân hàng
Thẻ VISA và MASTER rất tiện dụng và phổ biến, đặc biệt trong việc mua sắm tại các cửa hiệu và trên internet. Nếu theo học trên 9 tháng, bạn mở những loại thẻ này tại ngân hàng Việt Nam để sử dụng tại nước ngoài. Bạn sẽ khó để mở được thẻ này tại Úc nếu bạn không nằm trong nhóm những người có thu nhập và giấy phép cư trú ổn định. Tuy nhiên vẫn có những ngân hàng cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng dành cho sinh viên quốc tế.
Nên chuẩn bị gì khi đã có visa du học Úc?
4. Mang theo điện thoại bên mình
Luôn để ý điện thoại của bạn – điện thoại luôn là bạn đồng hành của bạn, bạn sẽ cần sử dụng điện thoại ngay khi bạn đến Úc. Nếu bạn có thể, hãy mua hoặc có trước một sim điện thoại để sử dụng ngay đặt chân tới sân bay. Ngoài ra, cần chắc chắn nhà mạng cho phép bạn sử dụng dịch vụ đến khi bạn đến Úc. Trong trường hợp tệ nhất, bạn có thể sử dụng sim quốc tế trong thời gian trên máy bay sang Úc.
5. Chú ý vấn đề sức khỏe
-
Thuốc cá nhân và Giấy khám sức khoẻ
Khi nhập cảnh vào Úc, nhân viên hải quan có thể kiểm tra một số giấy tờ liên quan đến sức khoẻ cá nhân của bạn. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng và chuẩn bị những giấy tờ trước lên đường. Bạn cũng nên mang theo một số toa thuốc thông thường trị những triệu chứng không lây lan như cảm nhẹ, đau đầu , đau bụng. Cần thiết nhất là kiểm tra hạng mục các toa thuốc bị cấm nhập cảnh.
-
Bảo hiểm
Chi phí y tế ở Úc rất đắt đỏ và nếu bạn bị bệnh hoặc tai nạn, chi phí du học Úc có thể tăng nhanh. Trước khi bạn bay qua Úc, đảm bảo bạn nên có bảo hiểm trong thời gian bay sang Úc. Khi đã đến Úc, bạn và gia đình cần có khoản tài chính dự trù cho các buổi hẹn với bác sỹ, nhập viện, kê thuốc, và chăm sóc y tế nhanh chóng. Bạn cũng nên liên lạc với trường để biết về các yêu cầu bảo hiểm sức khỏe trường đặt ra cho sinh viên quốc tế.
6. Cân nhắc, dự trù các khoản tài chính
Tại thời điểm này, bạn đã thành công chứng minh năng lực bảo trợ tài chính của gia đình mình. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm và quan sát của chúng tôi, đôi khi luôn có những thay đổi bất ngờ và tài chính không còn vững nữa. Nếu điều này xảy ra với bạn, cần phải tìm giải pháp sớm nhất có thể! Bắt đầu với việc xin học bổng, xin trợ cấp hoặc khoản vay cho sinh viên quốc tế…
Nếu bạn dự tính du lịch nước ngoài khi đang du học Úc, cần đảm bảo bạn liên lạc thông báo cho ngân hàng của bạn biết trước mỗi chuyến đi. Việc không thông báo cho ngân hàng biết kế hoạch chuyến đi sẽ khiến tài khoản của bạn bị đóng băng.
Khi bạn sử dụng ngân hàng, đảm bảo yêu cầu của bạn bằng tiền USD. Khoảng $200 - $300 tiền mặt là đủ để bạn có thể dự trù khi trên máy bay bay sang Úc. Một khi bạn đã đến sân bay tại Úc, có thể rút thêm tiền mặt tại các ATM nếu cần hoặc gặp trường hợp khẩn cấp.
7. Sửa soạn hành lý
Việc sửa soạn hành lý cũng rất quan trọng trong chuyến đi của bạn và ảnh hưởng đến thời gian của bạn khi đi lại. Những vật dụng bạn mang theo nên là những thứ quan trọng nhất – những thứ có thể mua được ở Úc thì bạn nên để dành một khoản tiền để mua tại Úc sẽ tốt hơn. Vì giới hạn hành lý cũng như thuận tiện đi lại, bạn cần khôn ngoan lựa chọn những vật dụng cần thiết nhất mang trong hành lý của mình.
Trước khi bạn sửa soạn hành lý, cần nghiên cứu về thời tiết bang bạn ở. Nước Úc rất rộng lớn và mỗi tiểu bang có loại hình thời tiết khác nhau trong suốt cả năm.
Đừng chỉ sửa soạn cho thời tiết, bạn cần những trang phục phù hợp cho những hoạt động của mình nếu có điều kiện du học Úc nữa.
Mang quần áo và giày dễ phối với nhau. Không nên mang theo hình ảnh kỷ niệm. Mặc dù điều này như một “phải làm”, với một album hình kỷ niệm có thể chiếm một khoảng diện tích trong hành lý. Ở khuôn viên trường và thư viện tại Úc luôn có sẵn wi-fi và máy in – có nghĩa là bạn có thể xem và in các hình kỷ niệm của bạn bè và gia đình mình bất cứ khi nào.
Du học sinh nên kiểm tra những gì mình không được phép mang vào nước Úc hoặc được phép mang vào có điều kiện. Các học sinh thường ngạc nhiên vì Dịch Vụ Hải Quan và quy trình kiểm dịch nghiêm ngặt của Úc. Nếu bạn ngờ vực về việc liệu những vật dụng của bạn có bị nghiêm cấm hay không, hãy cứ nên khai báo trên Thẻ Hành Khách Nhập Cảnh mà bạn sẽ nhận được trên máy bay. Các sinh viên đã từng bị phạt tiền tại chỗ vì đã không khai báo đồ vật.
8. Đặt chỗ ở cho những ngày đầu tiên tại Úc
Đảm bảo bạn không ngủ gục tại sân bay trong những đêm đầu tiên tại Úc và sắp xếp sẵn nơi ở khi đến nơi. Tùy thuộc vào thời điểm bạn đến Úc, ký túc xác hay căn hộ có thể đóng cửa. Trước khi lên máy bay một ngày, sinh viên du học Úc cần liên lạc với tư vấn viên hoặc quản lý căn hộ để đảm bảo bạn được cho phép vào ở. Nếu bạn không thể chuyển vào nơi ở của mình ngay, bạn cần hỏi tư vấn viên của trường để xem có bất cứ lựa chọn ở nhờ nhà người bản địa nào trong khoảng thời gian này hay không.
9. In bản đồ
In bản đồ thành phố hay thị trấn nơi bạn đang du học Úc và đánh dấu vào bản đồ các địa điểm trọng yếu như bệnh viện, khu vực cao đẳng-đại học, nơi ở và văn phòng dịch vụ sinh viên quốc tế.
10. Cuối cùng, hãy tìm hiểu về các điều kiện duy trì thị thực du học Úc
Sau khi có visa du học Úc, bạn cần kiểm tra kỹ thời gian cần có mặt tại trường. Đó là thông tin quan trọng cần nhớ để khởi đầu chuyến bay du học Úc. Bên cạnh đó, du học sinh cần tuân thủ các điều kiện của loại visa mình đang có. Dưới đây là tóm tắt các điều kiện cơ bản mà du học sinh Úc cần lưu ý:
- Tham gia học: tối thiểu là 80% số buổi học;
- Theo được chương trình học, không bị trượt quá số môn được phép và số lần được phép trượt hay thi lại;
- Địa chỉ tại Úc: du học sinh cần cập nhật thông tin về nơi ở, liên lạc với bộ di trú và nhà trường;
- Đổi khóa học, đổi trường học: du học sinh cần thông báo hoặc xin lại visa khi thay đổi khóa học, bậc học dẫn đến thay đổi loại visa du học Úc.
- Làm việc trong khi du học: du học sinh được phép làm thêm 40h/ 2 tuần với điều kiện cần xin giấy phép làm việc, mã số thuế và nộp thuế thu nhập khi có thu nhập; trừ khi làm việc từ thiện và không nhận lương.
- Nhập cảnh- xuất cảnh Úc: du học sinh được phép ra - vào Úc thoải mái miễn là đáp ứng được các điều kiện xuất nhập cảnh của Úc. Riêng du học sinh dưới 18 tuổi sẽ không được nhập cảnh Úc nếu chưa đến ngày học sinh được bảo trợ tại Úc
- Độ dài của visa: visa du học là có thời hạn và thông thường, nếu khóa học kết thúc vào học kì 1 thì độ dài visa sẽ là: ngày kết thúc khóa học + 1,5 tháng; nếu khóa học kết thúc vào học kì 2 thì độ dài visa sẽ là ngày 15/3 năm sau.
- Visa hết hạn: khi hết hạn visa, du học sinh cần rời khỏi Úc, cố tình ở lại là vi phạm luật di trú Úc.
- Visa bị hủy: khi visa bị hủy vì lý do nào đó, du học sinh sẽ không xin gia hạn visa tại Úc được.
- Ở lại Úc sau khi học xong: Sau khi học xong, du học sinh có các lựa chọn: quay về Việt Nam hoặc ở lại Úc làm việc theo chính sách dành cho du học sinh (được ở lại 02 năm nếu tốt nghiệp cao đẳng/ đại học/ thạc sỹ dạng lên lớp; hoặc ở lại 3-4 năm nếu tốt nghiệp thạc sỹ dạng nghiên cứu/ tiến sỹ); hoặc xin định cư dạng tay nghề. Vui lòng xem thêm các chính sách về định cư tại Úc tại đây.
Bạn đọc quan tâm hay còn nhiều thắc mắc về hệ thống giáo dục, các ngành học, việc làm thêm khi chọn du học Úc có thể để lại thông tin tại phần hỏi đáp bên dưới để được cập nhật thêm thông tin hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với các văn phòng tư vấn du học uy tín - là đối tác của Kenhtuyensinh.vn để được cập nhật thông tin và tư vấn miễn phí.