Trong văn hóa giao tiếp của người Việt có rất nhiều điều cấm kị. Vì thế, bạn cần phải hiểu rõ để tránh mắc lỗi khi quá trình làm việc và sinh hoạt.

6 đặc trưng trong văn hoá giao tiếp của người Việt

6 đặc trưng trong văn hoá giao tiếp của người Việt

Trải qua hơn 2000 năm văn hiến thì không một ai hay tổ chức nào phủ nhận được tính đa dạng và phong phú trong văn hóa giao tiếp của người dân Việt Nam.

1. Ngồi thẳng với những ngón tay tạo thành hình tháp, khuỷu tay tựa trên ghế

Đây là một trong những tư thế này thể hiện sự tự tin cao độ, nhấn mạnh địa vị của người nói. Tuy nhiên, đối với nhiều trường hợp của những nhân viên văn phòng bình thường hoặc những ứng viên đang phỏng vấn thì đây là một trong những tư thế nên kiêng kị. Bạn muốn nhà tuyển dụng cảm thấy bạn tự tin là đúng. Nhưng sự tự tin đó sẽ bị hạ thấp rất nhiều khi câu trả lời của bạn đi quá lố và khiến họ đánh giá rằng bạn đang tự cao hay chính xác hơn là quá đề cao về bản thân. Bởi vậy nên với tư thế này, bạn rất dễ bị đánh trượt trong quá trình phỏng vấn đấy! Vì thế, hãy nên hạn chế nhé.

Sau này, khi bạn đến đạt đến một vị trí cao hơn chẳng hạn như giám đốc của một chi nhánh, CEO của một công ty thì bạn hãy nên dùng tư thế này để ra quyết định. Bằng cách này, bạn sẽ được đánh giá cao đấy!

TOP 4 điều kiêng kị trong văn hóa giao tiếp tại môi trường công sở - Ảnh 1

TOP 4 điều kiêng kị trong văn hóa giao tiếp tại môi trường công sở

2. Nhìn chằm chằm vào một bộ phận trên cơ thể đối phương

Nếu có một ai đó nhìn chằm chằm vào một bộ phận trên cơ thể bạn khi bạn đang đi đường thì bạn cảm thấy thế nào? Sẽ cảm thấy người đó là đăng đồ tử hoặc có ý đồ xấu phải không? Thực tế thì đúng như vậy. Những người có thói quen nhìn chằm chằm vào một nơi trên cơ thể đối phương thường là người không có hảo ý hoặc thậm chí là có ý đồ quấy rối. Bởi vậy nên để không bị đánh giá là thô lỗ, thiếu văn nhã thì bạn tuyệt đối không được "dán mắt" vào người khác với bất kỳ lý do gì. 

3. Đeo găng tay hoặc kính đen khi bắt tay

Hãy nhớ kĩ là khi bắt tay thì bạn tuyệt đối không nên đeo găng tay hoặc đeo kính đen nhé. Nếu đã vào trời lạnh mà bạn đã quên thì có thể nói xin lỗi rồi mới bắt tay để lấy vẻ tôn trọng nhé.

Ngoài ra, bạn tuyệt đối không nên dùng một tay bắt tay và để tay còn lại vào túi áo hoặc túi quần nhé. Vì điều này sẽ khiến đối phương cảm thấy bạn chưa đủ tôn trọng hoặc là đang e dè về một điều gì đó đấy. Do vậy hoặc là bạn bắt bằng hai tay hoặc là cầm một cuốn sổ tay hoặc bản báo cáo nào đó ở tay còn lại nhé.

4. Tư thế chống nạnh (chống hông)

Có lẽ bạn không để ý nhưng tư thế chống nạnh hay chống hông là một trong những tư thế kiêng kị trong giao tiếp. Vì điều này thể hiện rằng bạn đang muốn thách thức người đối diện. Hoặc thậm chí là cảm xúc đang bất ổn, muốn gây gổ, đánh nhau với người đang giao tiếp với bạn. 

Trong một số bộ phim Trung và Hàn thì bạn đôi khi thấy các nhân vật chống hông khi đang bực bội, khó chịu về một vấn đề nào đó đúng không nào? Điều này cũng đồng nghĩa với việc tư thế này sẽ bộc lộ cảm xúc của họ, chỉ ra cho người đối diện hiểu được rằng họ đang ở trạng thái bạo nộ bên cạnh và chỉ muốn được phát tiết. Vậy thì nếu trong những cuộc đối thoại bình thường, tư thế này của bạn sẽ khiến đối phương hiểu lầm ra sao đây? Rất dễ phỏng đoán ra và hoàn toàn dễ dàng kết luận rằng họ sẽ không muốn giao tiếp nhiều khi bạn đang ở trong tư thế ấy đâu.

> Mách bạn cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu quả

> Cách bắt tay đúng cách trong văn hóa giao tiếp

Theo Long Huỳnh - Kênh tuyển sinh