Năng lực tư duy sáng tạo của bạn đang ở cấp độ nào?

Tư duy sáng tạo là gì?

“Tư duy sáng tạo là khả năng bạn có thể đưa ra các giải pháp độc đáo và hiệu quả.”

Trong việc học hành của chúng ta, nếu có tư duy sáng tạo, bạn sẽ có khả năng đạt được điểm cao trong mọi môn học. Trong việc xây dựng mối quan hệ với bạn bè, với tư duy sáng tạo bạn được yêu mến bởi mọi thầy cô và bạn bè. Khi ra trường đi kinh doanh, với tư duy sáng tạo bạn sẽ phát triển nghề nghiệp và con đường vinh quang chào đón bạn. Với tư suy sáng tạo, bạn cũng sẽ dễ dàng kiếm đủ tiền cho việc học hành và thậm chí bạn có thể làm giàu ngay khi bạn còn đang là sinh viên.

Nhưng khi đề cập chi tiết hơn thì khái niệm “tư duy sáng tạo” thường chỉ được nhiều người quan niệm đại khái, chung chung.

Nhưng khi đề cập chi tiết hơn thì khái niệm “tư duy sáng tạo” thường chỉ được nhiều người quan niệm đại khái, chung chung. Theo các chuyên gia về rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo của con người, năng lực tư duy sáng tạo được thể hiện qua ít nhất năm cấp độ dưới đây.

5 cấp độ tư duy sáng tạo cần biết

1. “Nhận ra nhu cầu cần có cách tiếp cận mới” là cấp độ thấp nhất (cấp độ 5), tương ứng với khi người nhân viên biết:

– Vui vẻ đón nhận ý tưởng mới.
– Xem xét lại cách tiếp cận truyền thống và tìm các giải pháp có thể có.
– Nhận ra lúc nào cần một cách tiếp cận mới, tham khảo thông tin để hướng về cách tiếp cận mới.

2. “Thay đổi các cách tiếp cận hiện có” là cấp độ cao hơn (cấp độ 4), xuất hiện khi các nhân viên biết:

– Phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của các cách tiếp cận hiện có.
– Thay đổi và làm cho các cách tiếp cận hiện có thích hợp hơn với nhu cầu.
– Nhận diện được các giải pháp khác nhau dựa vào những gì đã biết.
– Thấy được một giải pháp tối ưu sau khi cân nhắc những điểm mạnh và điểm yếu của các cách tiếp cận khác.


Tiêu chuẩn đánh giá khả năng sáng tạo của bản thânTiêu chuẩn đánh giá khả năng tư duy sáng tạo của bản thân

3. “Đưa ra cách tiếp cận mới” là cấp độ 3, tương xứng với lúc các nhân viên biết:

– Tìm kiếm các ý tưởng hoặc giải pháp đã có tác dụng trong các môi trường khác để áp dụng chúng tại doanh nghiệp của mình.
– Vận dụng các giải pháp đang có theo cách mới lạ hơn nhằm giải quyết vấn đề với hiệu quả cao hơn.
– Nhìn thấy được các triển vọng tốt khi tiếp tục vận dụng các giải pháp đang có theo vài cách mới lạ khác.

4. Cao hơn nữa, họ tiến đến cấp độ 2 là “Tạo ra khái niệm mới” khi có được khả năng:

– Tổng hợp các khái niệm cần thiết để định hình một giải pháp mới.
– Tạo ra các mô hình và phương pháp mới cho doanh nghiệp.
– Nhận diện được các giải pháp linh hoạt và thích hợp cũng như xác định được các tiêu chuẩn về chuyên môn và về tổ chức tương ứng với giải pháp mới.

5. Cao hơn cả là cấp độ 1: "Nuôi dưỡng sự sáng tạo"

– “Nuôi dưỡng sự sáng tạo”, nhưng kỹ năng sống này chỉ có ở rất ít chuyên gia quản trị, bao gồm:
– Có khả năng phát triển một môi trường nuôi dưỡng tư duy sáng tạo, luôn kích thích mọi người thi đua tìm tòi các giải pháp sáng tạo.
– Khuyến khích mọi người thử nghiệm ý tưởng mới khác hẳn cách làm truyền thống.
– Hỗ trợ cho việc thử nghiệm ý tưởng mới nhằm biến ý tưởng thành hiện thực.

Như vậy, cùng hướng đến tư duy sáng tạo, nhưng mỗi cá nhân trong doanh nghiệp có thể thuộc về cấp độ này hay cấp độ khác. Việc quan sát để biết cấp độ tư duy sáng tạo của đội ngũ nhân viên và tạo điều kiện để những người thuộc cấp độ từ 4 đến 2 phát huy năng lực của họ là nhiệm vụ và cũng là thách thức không nhỏ đối với các nhà quản trị doanh nghiệp. Khi vượt qua được thách thức đó, chính nhà quản trị đã tự bồi dưỡng để dần đạt được cấp độ 1.

Rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo qua 7 phương pháp sau:

1. Đầu tiên, hãy tư duy!

Bất kỳ ai sinh ra cũng có khả năng tư duy sáng tạo, nhưng nếu không thường xuyên tư duy thì khả năng đó sẽ mất dần theo thời gian. Vì vậy, bạn đừng cứ ngồi ỳ chờ mọi việc sẽ tự được giải quyết hoặc sẽ có người giải quyết giúp bạn mà hãy vận động trí óc của mình, hãy nghĩ làm thế nào để giải quyết công việc của bạn như thế nào nhanh nhất, đạt kết quả cao nhất. Đó chính là lúc bạn đang tuy duy sáng tạo đấy.

2. Biết cách cân bằng giữa thực tế và lý tưởng

Cân bằng giữa thực tế và lý tưởng nghĩa là bạn tự chủ được tư duy sáng tạo của mình, nhưng không xa rời thực tế. Tư duy sáng tạo sẽ cho bạn có những suy nghĩ, dự định có tính viễn vông, nhưng dù tư duy của bạn có cao siêu tới đâu bạn cũng luôn phải nhớ rằng bạn cần phải sống, để sống được bạn cần phải có tiền, có của cải vật chất để phục vụ cho cuộc sống hiện tại. Hãy tư duy sáng tạo trong khuông khổ, chỉ cần như vậy cũng đủ có hàng vạn ý tưởng phù hợp và bạn sẽ không phải suy nghĩ thêm cách để phù hợp thực tế nữa khi mà đã định sẵn khung thực tế cho sáng tạo. Vì vậy, đừng xem nhẹ việc kiếm tiền để phục vụ cho cuộc sống nếu bạn còn muốn tiếp tục sáng tạo.

3. Sức mạnh của trải nghiệm và những mối quan hệ

Việc sáng tạo không xa rời thực tế là điều hiển nhiên, nhưng bạn cũng không nên quá căng thẳng với những công việc quen thuộc hàng ngày, bởi như vậy nó sẽ giết chết khả năng tư duy sáng tạo của bạn lúc nào không hay. Hãy dành thời gian gặp gỡ, giao lưu với bạn bè, đồng nghiệp, tìm kiếm những trải nghiệm mới để đầu óc được thanh thản, thoải mái khi đó khả năng sáng tạo của bạn sẽ được phát huy tối đa.

4. Think out of the box

Nếu bạn cứ ôm khư khư những nguyên tắc cổ hủ, mãi đi theo một lối mòn thì khả năng tư duy sáng tạo của bạn sẽ chết dần theo thời gian. Hãy dám thử thách bản thân bằng những đột phá mới trong công việc cũng như trong cuộc sống, có thể mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn khi bạn thử một phương pháp mới nhưng đó lại là cách giúp bạn tư duy tốt nhất vì nếu không tư duy sáng tạo bạn sẽ bị mắc trong mớ bòng bong do chính mình tạo nên. Hãy dám nghĩ và dám làm, đó là cách rất tốt giúp bạn rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo của mình.

5. Đừng quá lo lắng về những thông tin tiêu cực

Việc gặp khó khăn trong cuộc sống và công việc là rất bình thường, vì vậy nếu bạn gặp phải khó khăn đừng quá lo lắng, bởi lo lắng không phải là cách giúp bạn giải quyết công việc nhanh hơn mà nó sẽ làm lụi đi khả năng tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề. Hãy giữ cho tinh thần luôn bình tĩnh, sáng suốt khi đó bạn sẽ nghĩ ra cách để giải quyết khó khăn ngay thôi. Trong cái khó ló cái khôn mà, đúng không!

6. Dám dấn thân và không sợ rủi ro

Để rèn luyện được kỹ năng tư duy sáng tạo bạn phải là người dám dấn thân và không sợ rủi ro. Khi bạn có một ý tưởng mới, một kế hoạch lớn với mức độ rủi ro cao khiến bạn cảm thấy đắn đo không dám hành động nghĩa là bạn đang tự thiêu rụi đi những sáng tạo của bản thân. Bạn hãy vượt qua ra khỏi nỗi lo sợ rủi ro, thất bại và hành động, hãy tin tưởng vào những ý tưởng và khả năng của bản thân mình để khả năng sáng tạo của bạn được phát huy.

7. Đừng ỷ lại, năng động lên nào!

Việc ỷ lại sẽ khiến cho bạn trở nên chậm chạp, không muốn động não khi có vấn đề cần giải quyết. Như thế cái khả năng tư duy, sáng tạo bẩm sinh sẽ dần biến mất và bạn trở thành kẻ thụ động, không có những sáng tạo riêng. Hãy là người năng động, xắn tay vào giải quyết mọi vấn đề dù khó hay dễ, đừng cất giấu khả năng sáng tạo, nếu không một người bạn sẽ trở thành kẻ thụ động, không có chính kiến và những trải nghiệm thú vị riêng cho bản thân.

Tổng hợp

Bài viết thuộc chủ đề: tư duy sáng tạo, kỹ năng tư duy sáng tạo, rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo, phương pháp tư duy sáng tạo, rèn luyện khả năng tư duy.