Bạn đang quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh? Sau đây là sự khác nhau giữa lĩnh vực Phân tích kinh doanh và Quản trị kinh doanh mà bạn nên biết càng sớm càng tốt.

Sự khác biệt giữa ngành Phân tích kinh doanh và Quản trị kinh doanh - Ảnh 1

Bạn đã phân biệt được lĩnh vực Phân tích kinh doanh và Quản trị kinh doanh chưa?

1. Phân tích kinh doanh

1.1. Phân tích kinh doanh là gì?

Phân tích kinh doanh hay còn gọi là phân tích doanh nghiệp. Với tính chất của các phân tích trong tất cả khía cạnh cần thiết tác động đến hoạt động và phát triển doanh nghiệp. Phân tích kinh doanh trước tiên cần được cung cấp các phương tiện thông tin, nguồn dữ liệu cần thiết. Phản ánh quy trình thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu bằng công nghệ. Tính chất phản ánh với doanh nghiệp là một lượng dữ liệu khổng lồ. Và công nghệ mang đến sự đơn giản cho công việc cần thực hiện. Vừa mang đến sự chính xác cao, tiếp cận những đánh giá tiềm năng đầy đủ và toàn diện nhất. Được các công ty sử dụng để kiểm soát khối dữ liệu khổng lồ có được từ các hoạt động của công ty.

Đây là một chuyên ngành nghiên cứu, với tính chất mong muốn trong phản ánh kết quả phân tích. Do đó xác định nhu cầu kinh doanh và giải pháp cho các vấn đề kinh doanh. Cần thiết trong nhìn nhận thực tế, giải pháp cần thiết cho chiến lược lâu dài.

Các giải pháp thường bao gồm thành phần phát triển hệ thống phần mềm. Với những đòi hỏi ngày càng cao trong khả năng đáp ứng của con người. Vừa mang đến việc đạt lợi ích tối đa trong thời gian, chi phí, cách thức và kết quả phản ánh của phân tích. Đảm bảo các nhu cầu trong phân tích của con người. Bao gồm cải tiến quy trình, thay đổi tổ chức hoặc lập kế hoạch chiến lược và phát triển chính sách. Là những chiến lược cho phát triển lâu dài, toàn diện. Bởi hiệu quả kinh doanh là bộ mặt lợi ích của doanh nghiệp.

1.2. Lợi ích của phân tích kinh doanh

Chỉ trong vòng vài năm, hoạt động triển khai phân tích dữ liệu đã tăng vọt. Việc tiếp nhận dữ liệu lớn đã nhảy vọt từ 17% trong năm 2015 lên 59% trong năm 2018, một mức tăng đầy ấn tượng 42%. Tuy nhiên, một khảo sát gần đây cũng cho thấy nhiều doanh nghiệp hiện vẫn chưa tận dụng dữ liệu mà họ có toàn quyền sử dụng. Có tới 60% đến 73% tổng số dữ liệu trong một doanh nghiệp chưa được dùng cho phân tích. Nếu nghĩ tới những lợi ích mà các doanh nghiệp nhỏ có thể đạt được, thì đây thực sự là một con số rất đáng ngạc nhiên.  

Dưới đây là một vài lợi ích dễ nhận thấy:  

Giúp bạn kiểm soát tốt ngân sách. Nếu giống như hầu hết các công ty nhỏ, thì ngân sách bạn dành cho tiếp thị rất hạn hẹp. Việc sử dụng các bản phân tích kinh doanh sẽ giúp bạn tăng tối đa hiệu quả sử dụng của từng đồng bằng cách giúp bạn hiểu khách hàng rõ hơn, dự đoán được nhu cầu không ngừng thay đổi của họ, đạt được lợi thế cạnh tranh và đưa các ý tưởng cải tiến cũng như sản phẩm ra thị trường.  

Ra quyết định sáng suốt hơn. Bạn không chắc phải làm sao để sử dụng ngân sách tiếp thị? Hay những từ khóa nào có hiệu quả cao nhất? Còn việc dự đoán những sản phẩm bạn sẽ bán chạy nhất trong mùa lễ hội thì sao? Phân tích kinh doanh sử dụng dữ liệu để hình thành quyết định đồng thời cải thiện độ chính xác, hiệu quả hoạt động và thời gian phản hồi. 

Khả năng đánh giá thành tích so với các mục tiêu chung. Các bản phân tích kinh doanh mang đến cho bạn hình ảnh rõ nét hơn về các mục tiêu và mục đích. Bằng việc sử dụng tính năng trực quan hóa dữ liệu, các doanh nghiệp có thể theo dõi hiệu quả hoạt động hiện tại và trước đây của mình dựa trên các chỉ số đo lường hiệu suất chính (KPI), mục tiêu và mục đích. 

Luôn nắm bắt thông tin. Các chủ doanh nghiệp và nhà tiếp thị có thể sử dụng dữ liệu phân tích để theo dõi xu hướng, hành vi của khách hàng và sự chuyển dịch thị trường. Dữ liệu này sẽ cho phép bạn nắm rõ tình hình và thay đổi theo cơ chế động khi và trong trường hợp dữ liệu hỗ trợ cho biết đã đến thời điểm hợp lý. 

Tạo dựng hiệu quả. Ngày nay, các doanh nghiệp có thể khai thác dữ liệu ở tốc độ cực nhanh. Nhờ có phân tích kinh doanh, bạn có thể xác định mọi sự cố trong quy trình hoặc hiệu quả hoạt động gần như là ở thời gian thực, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và tài nguyên.  

2. Quản trị kinh doanh

2.1. Quản trị Kinh doanh là gì?

Mặc dù ở các tổ chức có quy mô nhỏ, người ta có xu hướng gộp Quản trị Kinh và Quản lý Kinh doanh là một, chúng vẫn có những điểm rất riêng biệt. Trước khi đi sâu vào những điểm khác biệt này, ta hãy bắt đầu với những khái niệm cơ bản của hai chuyên ngành.

Đầu tiên nói về Quản trị Kinh doanh, các nhà quản trị kinh doanh sẽ thực hiện hiện các nhiệm vụ, đưa ra quyết định, quản lý, tổ chức những hoạt động kinh doanh để nhằm mục đích xây dựng, phát triển và duy trì sự phát triển của một doanh nghiệp hay tổ chức.

Các sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh được đào tạo về dự đoán thị trường, nghiên cứu và lập kế hoạch chiến lược, quản lý nhân sự và nắm bắt cơ hội kinh doanh. Những khả năng này cho phép nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định quan trọng và chính xác để giúp doanh nghiệp có thể hoạt động thành công trong môi trường kinh doanh luôn biến đổi với nhịp độ nhanh.

2.2. Những lợi ích của ngành quản trị kinh doanh mang lại

Ngành quản trị kinh doanh là một ngành đào tạo truyền thống. Thực hiện các công việc, các hành vi để quản trị và duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm nghiên cứu, cân nhắc, tạo ra hệ thống, tối đa hóa hiệu suất. Và quản trị hoạt động kinh doanh bằng tư duy, đưa ra quyết định chính xác nhất.

Một doanh nghiệp lớn hay nhỏ, hoạt động ở lĩnh vực nào đi chăng nữa thì cũng cần có đội ngũ giỏi, nền tảng về chuyên môn tốt. Những lợi ích sau đây sẽ giúp bạn thu hẹp ảnh hưởng. Đồng thời tăng thêm phần tự tin khi đưa ra quyết định lựa chọn ngành quản trị kinh doanh. Mà không phải là bất cứ ngành nào khác.

Cơ hội việc làm rộng mở

Để đáp ứng cho nhu cầu của thị trường hàng ngày, hàng giờ thì các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không ngừng phát triển. Tạo ra hàng loạt các cơ hội nghề nghiệp tiềm năng cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Sinh viên có bằng cử nhân Quản trị kinh doanh có thể phù hợp với đa dạng các công việc. Như nhân sự, kinh doanh, kế toán, bán hàng, quản lý hệ thống kinh doanh,…

Với sự linh hoạt và tính ứng dụng cao, ngành học này mang đến nhiều lợi thế hơn cho thị trường lao động đã và đang cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Một cơ hội rộng mở.

Môi trường làm việc năng động

Bản chất của quản trị kinh doanh chính là thực hiện các hành vi quản trị để duy trì, phát triển công việc kinh doanh cho toàn bộ doanh nghiệp. Ngành này có thể chia ra thành nhiều lĩnh vực chuyên sâu khác như: quản trị kinh doanh tỏng hợp, quản trị kinh doanh quốc tế, quản trị nhân sự, truyền thông, marketing,..

Do vậy các công việc không hề gò bó, không dập khuôn máy móc. Đặc biệt khuyến khích những tư duy sáng tạo, luôn luôn đổi mới để cập nhật theo xu hướng thị trường. Lợi ích của ngành quản trị kinh doanh khi chọn học vừa là thách thức. Nhưng cũng là niềm vui, có thêm nhiều cơ hội phát triển bản thân.

Cơ hội thăng tiến trong công việc nhanh

Khi làm việc trong ngành này bạn hoàn toàn có thể làm một công việc nhất định hoặc có thể dễ dàng nhảy qua một công việc khác. Nếu như có năng lực, có chuyên môn cao thì bạn sẽ rất dễ được các “sếp” chú ý. Và đề xuất cho những cương vị mới, cơ hội thăng quan tiến chức nhanh chóng.

Do vậy ngay khi còn trên ghế nhà trường bạn cần được đào tạo các kỹ năng chuyên môn, các nghiệp vụ trong ngành. Cộng với sự tháo vát, trách nhiệm, tính nhạy bén thì chắc chắn cơ hội thăng chức chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.

Du học Canada ngành Phân tích kinh doanh

TOP 5 lý do vì sao bạn nên du học Canada ngành truyền thông

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp