Có những người rất xông xáo, năng động trong quá trình tìm việc làm và đi ứng tuyển nhưng họ vẫn và có thể mãi mãi thất nghiệp. Vậy những kiểu người đó là gì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để biết bạn có nằm trong số đó hay không?



1. Kiểu người sản xuất CV hàng loạt

Việc gửi hồ sơn xin việc của mình tới hơn 100 nơi cho những công việc bạn không đủ khả năng giúp ích cho quá trình tìm việc làm. Hãy dành thời gian thiết kế tỉ mỉ bộ hồ sơ và thư xin việc của mình cho từng vị trí và đừng ngại liên lạc với công ty mà bạn thích để tìm kiếm cơ hội ngay cả khi họ không có chỗ trống nào. Hãy ứng tuyển vào một vị trí công việc phù hợp chứ không phải bất kỳ vị trí nào.

23% nhà tuyển dụng nói rằng họ sẽ loại ứng viên nếu thấy không phù hợp với văn hóa công ty.

Việc gửi hồ sơn xin việc của mình tới hơn nhiều nơi cho những công việc bạn không đủ khả năng giúp ích cho quá trình tìm việc.

 


Những kiểu người sẽ thất nghiệp cả đời nếu không chịu thay đổi - Ảnh 1

2. Kiểu người sáo rỗng

“Tôi có khả năng làm nhiều việc cùng lúc” hay “Tôi luôn muốn học hỏi những điều mới” hoặc “Tôi luôn suy nghĩ sáng tạo” là những câu trả lời phỏng vấn quá cũ. Đừng nói những câu mà nhà tuyển dụng đã nghe quá nhàm chán. Hay trở nên khác biệt. Tốt hơn hết bạn nên chuẩn bị những ví dụ mang tính định lượng về những gì bạn làm được, nếu không bạn sẽ giống như bao ứng viên khác.

33% số nhà tuyển dụng nói rằng “ứng viên không đưa ra được câu trả lời cụ thể” là một điểm trừ trong buổi phỏng vấn.



3. Kiểu người hay nhờ vả

Không có gì sai khi khi tìm việc dựa vào mối quan hệ. Tuy nhiên trong giao tiếp, sử dụng mối quan hệ cũng như “đường hai chiều”. Mọi người sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn hơn nếu bạn thực sự quan tâm đến họ hoặc cho họ thấy rằng bạn đã từng giúp đỡ họ.

63% nhà tuyển dụng sẽ tuyển những người được giới thiệu hơn là người lạ.


Những kiểu người sẽ thất nghiệp cả đời nếu không chịu thay đổi - Ảnh 2



4. Kiểu người săn đón nhà tuyển dụng quá mức

Luôn theo sát nhà tuyển dụng có thể là cách tốt nhất để nắm bắt tình hình từ phía người quản lý nhân sự. Tuy nhiên, không nên biến việc này trở nên thái quá khiến họ cảm thấy bị làm phiền. Những hành động như gọi điện thoại, gửi email liên tục, sẽ gây khó chịu, đặc biệt với những người phòng nhân sự vốn rất bận rộn. Chính vì vậy, bạn nên giữ liên lạc vừa đủ bằng một cách lịch sự nhất có thể.

30% những nhà tuyển dụng được khảo sát nói rằng kỹ năng giao tiếp tồi là lý do họ loại một ứng viên.

Theo mywork.com.vn