Nhảy việc sẽ mở ra cho bạn nhiều cơ hội mới hoặc cũng có thể mang lại nhiều rủi ro không mong muốn, vì vậy bạn cần đưa cẩn thận trong việc đưa ra quyết định nhảy việc. Bài viết sau đây có thể giúp bạn suy nghĩ kỹ hơn trước khi đưa ra quyết định nhảy việc.

Cách trình bày CV viết tay gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

Cách trình bày CV viết tay gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

Điều gì sẽ khiến đơn xin việc của bạn gây ấn tượng nhà tuyển dụng hơn các ứng viên khác? Chắc bạn cũng đã quen với việc chuẩn bị CV xin việc và ứng tuyển...

Nhảy việc vào cuối năm: cơ hội hay rủi ro? - Ảnh 1

Nhảy việc có phải là quyết định đúng đắn?

1. Cơ hội khi lựa chọn nhảy việc

Theo thống kế, ngày nay các bạn trẻ có xu hướng nhảy việc nhiều hơn so với các thế hệ trước, đây cũng là một trong những vấn đề khiến rất nhiều công ty, doanh nghiệp lo lắng vì những vị trí liên tục đối mặt với việc thay đổi nhân sự. Tuy nhiên, đối với một nhân viên khi đi làm, họ đều muốn sự nghiệp của mình phát triển nên sẽ luôn có xu hướng nắm bắt những cơ hội cho con đường sự nghiệp của mình. Vậy nhảy việc có thể mang lại những lợi ích gì?

1.1. Tích lũy nhiều kinh nghiệm

Một trong những lý do khiến các bạn trẻ đưa ra quyết định nhảy việc là mong muốn trải nghiệm và tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn. Đối với những bạn chưa thật sự biết bản thân phù hợp với ngành nghề nào, vị trí nào thì việc nắm bắt cơ hội trải nghiệm nhiều công việc ở nhiều vị trí khác nhau chính là lựa chọn phù hợp và là cách để hiểu bản thân hơn để lên kế hoạch phát triển trong tương lai. Bên cạnh đó, kinh nghiệm làm việc cũng là yếu tố nhiều nhà tuyển dụng quan tâm khi nhìn vào và đánh giá một ứng viên, vì vậy nhiều bạn mong muốn tích lũy nhiều kinh nghiệm để làm đẹp CV và phát triển giá trị bản thân nhằm cạnh tranh với các ứng viên khác ngay sau khi ra trường. Bên cạnh đó, khi bạn đã tích lũy được những kinh nghiệm liên quan đến vị trí ứng tuyển, công ty có thể đưa ra cho bạn mức lương cao hơn so với những ứng viên hoàn toàn chưa có kinh nghiệm.

1.2. Phát triển các kỹ năng mềm cần thiết

Dù bạn có làm việc ở bất kì công ty nào thì trong quá trình làm việc bạn sẽ đều học được những kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm cần thiết. Nhảy việc và thích nghi với công việc mới, kỹ năng thích nghi của bạn sẽ được cải thiện, điều này giúp bạn dễ làm quen và hòa nhập với bất kì môi trường doanh nghiệp nào, đồng thời cũng nhanh chóng tạo ra những giá trị cho công ty mới thay vì những bạn có kỹ năng thích nghi kém sẽ cần thời gian dài hơn để làm quen. Đôi khi ở trường học không quá chú trọng vào phát triển kỹ năng mềm tuy nhiên kỹ năng mềm lại đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, trải nghiệm nhiều vị trí hơn chính là cách bạn có thể tự học và phát triển những kỹ năng đó một cách hiệu quả nhất, như kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý vấn đề, … và rất nhiều những kỹ năng quan trọng trong lĩnh vực mà bạn theo đuổi.

1.3. Mở rộng mối quan hệ

Đổi môi trường làm việc cũng sẽ giúp bạn mở rộng mối quan hệ của mình. Không ai phủ nhận rằng mối quan hệ đóng vai trò cần thiết trong cuộc sống mỗi người. Làm việc ở nhiều nơi sẽ giúp bạn mở rộng mối quan hệ, gặp được những người có cùng sở thích, chí hướng hay gặp được những người giúp bạn ngày càng tiến bộ hơn,... tất cả những mối quan hệ xung quanh chúng ta xuất hiện đều có lý do của nó. Vì vậy, nếu bạn quyết định nhảy việc, hãy học cách biết ơn, duy trì và phát triển những mối quan hệ cũ vì họ cũng chính là những người góp phần để bạn được như ngày hôm nay.

2. Rủi ro khi lựa chọn nhảy việc

2.1. Thể hiện bạn không kiên trì

Nếu bạn cho rằng bạn có thể làm nổi bật CV trong mắt nhà tuyển dụng bằng cách nhảy việc thật nhiều thì bạn sai rồi. Khi các doanh nghiệp thấy lý lịch nhảy việc của bạn dày đặc, cứ cách vài tháng lại nhảy việc, điều này cũng sẽ khiến họ cho rằng bạn không có tính kiên trì, dễ nản và công ty sẽ lo lắng rằng bạn sẽ tiếp tục nhảy việc chỉ sau vài tháng tới. Dù quyết định nhảy việc của bạn có xuất phát từ việc bạn muốn trải nghiệm và thử sức với nhiều môi trường khác nhau nhưng bạn nên đồng hành cùng mỗi doanh nghiệp từ 6 tháng – 1 năm, và tạo ra nhiều giá trị cho công ty đó trước khi nhảy sang việc khác. Như vậy, những doanh nghiệp sau này vẫn có thể xem xét dựa theo những thành tích bạn đã công hiến cho công ty trước để đưa ra quyết định có nhận bạn hay không. Bạn cũng cần nhớ rằng số lượng không quan trọng bằng chất lượng vì vậy hãy suy nghĩ thật cẩn thận trước khi đưa ra quyết định nghỉ việc cuối cùng nhé.

2.2. Không tìm được môi trường làm việc tốt hơn

Thông thường, bạn thường đưa ra quyết định nghỉ việc vì muốn tìm công ty tốt hơn, tiềm năng hơn và có cơ hội thăng tiến cao hơn. Tuy nhiên, đôi khi mọi chuyện không như bạn mong muốn, có thể bạn sẽ phải làm trong môi trường làm việc không phù hợp, có khi tệ hơn, đồng nghiệp không hòa đồng hay sếp không tốt... Dù bạn có tìm hiểu về công ty nhiều đến mấy thì những góc bạn thấy chỉ là những gì công ty muốn cho bạn thấy mà thôi, còn bên trong ra sao bạn chắc chắn vẫn không thể nắm được mà chỉ có thể tự mình trải nghiệm. Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp bạn có thể hỏi thăm công ty từ nhân viên cũ, nhưng mỗi người đều có những suy nghĩ và cảm nhận khác nhau, có thể nhân viên cũ cho rằng công ty này không đáng làm nhưng khi vào làm việc, bạn lại cảm thấy đây là môi trường phù hợp với bạn. Vì vậy, bạn cần cẩn thận suy nghĩ và liệt kê chi tiết những điều bạn chưa hài lòng ở công ty cũ và mong muốn tìm công ty mới như thế nào, để quyết định nhảy việc được sáng suốt nhất.

Nên đàm phán lương như thế nào với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn?

Phong cách quản lý chủ động ảnh hưởng thế nào đến nơi làm việc?

Khánh Như - Kênh Tuyển Sinh