Để trẻ có thể yêu thích thể thao, cha mẹ nên cho trẻ tự khám phá và trải nghiệm, đồng thời giúp trẻ hiểu được thể thao là bộ môn giải trí.

Cách giúp trẻ làm quen với việc học trực tiếp sau thời gian dài học online

Cách giúp trẻ làm quen với việc học trực tiếp sau thời gian dài học online

Sau một thời gian dài học online do dịch COVID-19, cha mẹ nên cho trẻ thời gian để trẻ tự điều chỉnh, qua đó giúp trẻ thích nghi và làm quen lại với việc học...

1. Trẻ thích chơi môn thể thao gì? 

Theo Raising Children, cha mẹ hãy trò chuyện và giải thích rõ hơn với con về cách chơi để bé hiểu rõ thích chơi môn gì. Khi thích chơi môn nào đó, trẻ mới thoải mái và muốn khám phá. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chọn môn thể thao phù hợp thể trạng, độ tuổi của con. Chẳng hạn, với trẻ có sức khỏe kém, phụ huynh không nên chọn những môn đòi hỏi mất nhiều năng lượng làm bé kiệt sức khi tập luyện quá sức.

2. Cha mẹ nên tham gia cùng trẻ

Khi mới bắt đầu tập thể dục hay chơi môn thể thao nào đó, bé luôn cảm thấy bỡ ngỡ. Vì vậy, cha mẹ nên tham gia, chia sẻ để con không có cảm giác cô đơn, nhanh chán.

3. Luôn động viên trẻ

Trẻ nhỏ thường chưa ý thức được lợi ích của việc thể dục thể thao mỗi ngày. Người lớn cần khuyến khích, động viên, tạo niềm vui và cảm hứng cho trẻ mỗi khi chơi thể thao.

Làm thế nào để nâng cao tinh thần thể thao cho trẻ? - Ảnh 1

Việc chơi thể thao của trẻ nên được song hành cùng cha mẹ

4. Không đặt nặng

Cha mẹ đừng đặt nặng thành tích cho môn thể thao nào, điều đó vô tình đã tạo áp lực cho con. Bé sẽ cảm thấy chán nản và không muốn chơi khi không đạt được thành tích mà người lớn đã đặt ra. Thay vào đó, phụ huynh nên tạo không khí thoải mái, coi việc tập thể thao như trò chơi để bé thoải mái khám phá.

5. Cho trẻ trải nghiệm

Theo tạp chí Parents, thông thường, trẻ chưa biết mình thích gì, do đó, cha mẹ nên tạo cơ hội cho bé thử nghiệm từng môn thể thao. Sau một thời gian thử nghiệm, trẻ sẽ biết con yêu thích môn nào hơn và cố gắng tốt ở môn đó.

6. Chọn môn thể thao phù hợp với thể trạng

Nếu bị so sánh, trẻ sẽ trở nên mặc cảm khi thấy mình kém hơn về kỹ năng so với bạn khác. Điều đó sẽ tạo áp lực cho trẻ, khiến con nhanh chán và không muốn nỗ lực. Cha mẹ nên động viên con cố gắng phù hợp với thể trạng và mức độ của mình, đồng thời không cần quan tâm đến khả năng của bạn khác.

> 6 cách giúp trẻ sử dụng Internet lành mạnh, an toàn

> Làm sao để dạy con biết quan tâm, chia sẻ với mọi người?

Theo ZING News