Hướng nội hay hướng ngoại là một trong những dạng tính cách mà mọi người hay nhắc tới. Vậy cụ thể hướng nội là gì? Hướng nội gây ảnh hưởng tế nào khi làm việc ở công sở và cách khắc phục? 

Kỹ năng lập kế hoạch làm việc hiệu quả

Kỹ năng lập kế hoạch làm việc hiệu quả

Lập kế hoạch làm việc là một trong những kỹ năng không thể thiếu trong nhịp sống hiện đại. Vậy làm sao để lập kế hoạch làm việc sao cho hiệu quả và thành công...

1. Hướng nội - Hướng ngoại là gì?

Hướng nội và hướng ngoại là thuật ngữ được đề cập vào những năm 1960 bởi nhà Tâm lý học người Thụy Sĩ Carl Jung. Ông cho rằng dựa vào môi trường nơi mà một người tìm được nguồn năng lượng của họ sẽ thể hiện họ là người hướng nội hay hướng ngoại.

Theo ông, người hướng nội có xu hướng yêu thích những môi trường có ít thậm chí tối thiểu sự kích thích. Bởi lẽ môi trường mang lại cho học năng lượng khá nội tâm, hoạt động độc lập khiến họ có thể cảm thấy dễ chịu hơn. Ngược lại thì người hướng ngoại sẽ tìm kiếm nguồn năng lượng tại những môi trường đông đúc, có những người khác bên cạnh.

Tuy nhiên không thể hoàn toàn xếp loại một người là hướng ngoại hay hướng nội khi chỉ dựa trên những đặc điểm tính cách của họ. Cũng có những người người hướng nội xuất hiện ở những buổi tụ họp, tiệc tùng. Hay cũng có những người hướng ngoại muốn ở một mình lúc có vấn đề cần suy ngẫm. Trạng thái tâm lý của mỗi người trong từng trường hợp sẽ thay đổi không giống nhau.

Hướng nội là gì? Làm sao để người hướng nội hòa nhập được môi trường công sở? - Ảnh 1

Carl Jung cho rằng dựa vào môi trường nơi mà một người tìm được nguồn năng lượng của họ sẽ thể hiện họ là người hướng nội hay hướng ngoại

2. Hướng nội cũng có những ưu điểm riêng

Ngoài những nhược điểm dễ gặp phải khi là người hướng nội như khó hòa nhập môi trường, dễ lo âu,... Thì trên thực tế người hướng nội cũng có những ưu điểm rất tuyệt vời:

  • Hoạt động độc lập cực tốt. Người hướng nội có xu hướng tư duy theo chiều sâu, vì vậy những vấn đề học quan tâm sẽ được dành thời gian tìm hiểu tỉ mỉ. Vì thế những hoạt động cần sự tập trung cao độ hay có kế hoạch chu toàn người hướng nội sẽ chuẩn bị và ứng phó tốt hơn.
  • Năng lực quan sát, đánh giá và lập kế hoạch của người hướng nội khá tốt. Tính cách có phần tĩnh lặng giúp người hướng nội rất nhạy bén trong việc quan sát và phân tích sự vật, sự việc. Thận trọng cũng có thể xem là một trong những đức tình thường gặp ở người hướng nội. Vì vậy đây cũng là nhóm người ít gặp thất bại trong công việc, học tập.
  • Về mặt tình cảm, người hướng nội luôn biết cách lắng nghe và dễ đồng cảm. Với tính cách và tư duy có chiều sâu, người hướng nội thường rất bình tĩnh và đáng tin cậy. Họ sẽ tĩnh lặng lắng nghe, đồng cảm với người nói. Chính vì thế trong những mối quan hệ, người hướng nội luôn là chỗ dựa tinh thần, một người đáng tin tưởng để trút bầu tâm sự.

Hướng nội là gì? Làm sao để người hướng nội hòa nhập được môi trường công sở? - Ảnh 2

Trên thực tế người hướng nội cũng có những ưu điểm rất tuyệt vời

3. Làm cách nào để người hướng nội hòa nhập tốt hơn nơi công sở

3.1 Không cần nhất thiết phải trở thành một người hướng ngoại

Điều quan trọng nhất là ai cũng nên hiểu rõ và chấp nhận chính bản thân mình. Mỗi nét tính cách sẽ có một ưu thế riêng biệt, không cần phải cảm thấy tự ti khi có rào cản. Hơn nữa, không ai là hoàn toàn hướng ngoại hoặc hoàn toàn hướng nội. Dù là trong một tập thể, ai cũng cần có được ý thức chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt. Chỉ khi bạn chấp nhận và tôn trọng chính mình, người khác mới tôn trọng bạn. Thấu hiểu và chấp nhận cũng là bước đầu tiên để bạn giữ được sự bình tĩnh và quyết tâm để thay đổi bản thân.

3.2 Thay đổi thái độ

Thực tế, nhiều người mặc định rằng người hướng nội là người e ngại đám đông, không thích nói chuyện hay tiếp xúc, không muốn xã giao với người khác,... Thực ra không hẳn là vậy. Ở không gian độc lập của riêng mình, người hướng nội tìm ra nguồn năng lượng để “tự sạc điện” cho chính mình. Nhưng không có nghĩa là họ không muốn xã giao hay kết bạn với người khác. Chẳng qua vì họ có sự khẩn trương, chưa quen thuộc ngay được với môi trường đông đúc mà thôi. Đừng nhầm tưởng hướng nội với nhút nhát, rụt rè. Nhiều người mặc định sai rằng hai khái niệm “hướng nội” và “nhút nhát” là giống nhau, và không thể thay đổi là bản tính. Nhưng không phải vậy, và sự luyện tập cũng có thể giúp bạn vượt lên khỏi rào cản.

Khá nhiều người hướng nội sẽ có thái độ xem việc xã giao, kết bạn là “nghĩa vụ” thay vì cảm thấy “tự nguyện”. Giải pháp cho vấn đề này là bạn nên thay đổi thái đọ và suy nghĩ của bản thân. Thay vì: “Mình không muốn làm những trò vô bổ này, không cần cố hòa nhập ra vẻ thân thiết”, hãy là: “Có thể thử kết giao xem, có lẽ sẽ học được một điều gì đó mới”. Những suy nghĩ tích cực, cởi mở sẽ là động lực thôi thúc cho bạn thay đổi.

3.3 Đặt lợi ích tập thể lên hàng đầu

Thứ duy nhất có thể kéo người hướng nội thoát khỏi trạng thái độc lập nội tâm là tập thể cùng môi trường với họ. Người hướng nội rất thích tập trung vào công việc chuyên môn hơn là giành thời gian cho các công tác khác như ngoại giao, tụ họp,... 

Vì thế để hòa nhập nơi công sở, trước hết người hướng nội cần hiểu rằng mỗi quyết định, hành động của bạn sẽ vì mục tiêu tập thể. Thay vì trốn tránh, người hướng nội nên có một động lực vì tập thể để điều chính trạng thái của bản thân. Ý thức rằng việc hành động của bản thân sẽ mang lại đóng góp nhất định cho tập thể của mình. 

Hướng nội là gì? Làm sao để người hướng nội hòa nhập được môi trường công sở? - Ảnh 3

Điều quan trọng nhất là ai cũng nên hiểu rõ và chấp nhận chính bản thân mình

3.4 Tìm điểm chung

Người hướng nội sẽ quan tâm đến những mối quan hệ sâu sắc và chất lượng. Một trong những đặc điểm vô cùng ưu tú của họ là nhạy bén trong việc quan sát và lắng nghe. Hãy sử dụng những năng lực này để hòa nhập với công sở tốt hơn.

Như đã nói, hướng nội không có nghĩa là rụt rè, không thích kết bạn. Thay vì thể hiện sự tồn tại một cách năng nổ, người hướng nội sẽ thích trao đổi và kết thân một cách điềm đạm, đúng mực. Thay vì hoàn toàn không chủ động giao tiếp, hãy mạnh dạn hơn trong việc tìm hiểu các mối quan tâm chung của đồng nghiệp, tập thể là gì. Từ sự tìm hiểu qua quá trình tiếp xúc lâu dài, dần dần người hướng nội sẽ kết nối được với công sở, thể hiện được bản thân cũng là người có thể hợp tác làm việc.

Dựa vào thiên bẩm về quan sát và đánh giá, họ sẽ biết cách đưa ra ý kiến, luận điểm hoặc hành động phù hợp với thời điểm. Thông qua quá trình tiếp xúc lâu bền, họ phần nào chứng minh được năng lực làm việc cũng như khả năng thích ứng, phối hợp với môi trường không hề thấp. 

3.5 Hãy luôn tự tin đóng góp

Những sự tích cực mà người hướng nội mang lại cho công sở còn nhiều hơn họ tưởng! Quen với việc làm việc độc lập, khả năng bình tĩnh, tập trung cao độ giúp cho người hướng nội hay có những ý tưởng, sáng kiến tuyệt vời. Đôi khi bạn ngại nói ra, nhưng sự mạnh dạn, bứt phá đúng thời điểm rất có thể mang lại cho người hướng nội những cơ hội không ngờ tới.

Người hướng nội cần suy nghĩ tích cực, nhớ lại cảm giác vui sướng khi giúp đỡ hoặc đóng góp được những điều tuyệt vời. Thay vì tỏ ra hoang mang khi tập thể đều đang gặp vấn đề, hãy bình tĩnh và đưa ra lời khuyên đúng lúc. Cảm giác vui vẻ và được tin tưởng sẽ tạo động lực cho người hướng nội tăng tính tương tác với mọi người xung quanh hơn nữa. Những đóng góp thoạt đầu không được đề cao lâu dần sẽ được ghi nhận, quan tâm.

> Nên đi làm tại văn phòng hay làm online tại nhà?

> Xu hướng làm việc online sau dịch Covid 19

Thanh Phương - Kênh Tuyển Sinh