Nhiều người không biết cách kiểm soát bản thân

Việc giáo dục con người biết cách kiểm soát bản thân để hạn chế rơi vào trạng thái nguy hiểm là rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một đất nước. Mỗi người khi có đời sống tinh thần khỏe mạnh, biết kiểm soát bản thân, luôn giữ được mình trong trạng thái an bình, có đời sống an lạc thì đầu óc sẽ minh mẫn, sáng suốt, làm việc hiệu quả, biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, biết cùng nhau bảo vệ môi trường sống, cùng nhau xây dựng xã hội phát triển và bên vững. Ngược lại, khi con người mất bình tĩnh, mất kiểm soát sẽ rơi vào trạng thái nguy hiểm và có những hành động gây hại đến bản thân, môi trường sống và xã hội. Khi giận dữ, người ta dễ mất bình tĩnh và có những hành động sai trái.

Học cách kiểm soát cơn giận sẽ giúp bạn sống tốt hơn

Học cách kiểm soát cơn giận sẽ giúp bạn sống tốt hơn

Cô bảo mẫu bình thường rất yêu thương trẻ nhưng khi nóng giận, không kiểm soát được bản thân đã giẫm chết bé. Người vợ vì ghen tuông mù quáng đã ra tay cắt của quý của chồng. Nhiều người thấy đồng nghiệp giỏi hơn, giàu hơn thì đem lòng ganh ghét, tìm cách hãm hại. Bên cạnh đó, không thiếu những trường hợp anh em vì tranh giành tài sản, tìm cách sát hại lẫn nhau, giang hồ vì tranh giành địa bàn đã cho đàn em thanh toán lẫn nhau. Có trường hợp vì tham tiền, sẵn sàng ra tay giết người để cướp của, người có quyền thì sẵn sàng kí sai quy định để lấy tiền nhà nước.

Ngay cả ông già 60, vì quá ham muốn cũng dám hãm hiếp đứa bé 8 tuổi. Nhiều người vì quá mê bài bạc đã đem cả tài sản nướng vào casino... Nói chung, khi con người mất kiểm soát rơi vào những trạng thái giận dữ, giận hờn, ghanh ghét, đố kỵ, thù hận, kiêu ngạo, ích kỷ, tham vọng, lo âu, sợ hãi, u mê, ngu muội... thì rất dễ có những hành động sai trái, cho dù họ có hiểu biết đầy đủ pháp luật thì cũng không thể tránh khỏi những hành động nguy hiểm nêu trên.

Nói cách khác, khi mất bình tĩnh, mất kiểm soát, người ta có thể rơi vào trạng thái ma quỷ. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta hay sa lầy vào các sự việc và luôn bảo vệ quan điểm của mình mà không biết chúng ta đang rơi vào trạng thái nguy hiểm, để cho ma, quỷ điều khiển, dẫn tới những hành động nguy hiểm. Để không mắc phải sai lầm, mỗi người hãy nhận dạng vấn đề bằng trạng thái. Khi chúng ta đi sai đường cần phải tìm cách quay về trạng thái bình an, rồi mới xử lý công việc.

Trên thế giới, dân tộc nào có kinh nghiệm kiểm soát tốt bản thân thì dân tộc đó có đời sống an lành, hạnh phúc. Ngược lại, những dân tộc không có kinh nghiệm kiểm soát bản thân thì rất dễ tàn sát lẫn nhau, hãm hại nhau, dẫn đến đời sống bất an, nghèo khổ và có nguy cơ tuyệt vong. Việc giáo dục con người biết cách kiểm soát bản thân để hạn chế rơi vào trạng thái nguy hiểm là rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một đất nước.

Giáo dục ở nước ta hiện nay chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức để làm việc, để hiểu biết pháp luật, chưa thực sự chú trọng vào giáo dục kỹ năng sống.Tuy nhiên, khi con người rơi vào trạng thái mất kiểm soát thì pháp luật cũng không có tác dụng ngăn chặn mà chỉ xử lý hậu quả, nhằm mang tính răn đe là chính và chưa tạo được tính chủ động, ý thức xây dựng trong mỗi con người. Mặt khác, không ít người người có tâm lý né tránh và luôn mang ý thức lách luật để sống. Chính điều này khiến cho pháp luật ngày càng phức tạp, dẫn đến đời sống trở nên cứng nhắc, khó khăn.

Trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay, tôi rất mong các nhà lãnh đạo của chúng ta xác định được mục tiêu của giáo dục, làm sao để thế hệ con em chúng ta có được đời sống tinh thần khỏe mạnh, biết cách kiểm soát bản thân, biết cách đoàn kết, có ý thức cùng nhau bảo vệ môi trường sống, cùng nhau xây dựng đất nước hướng đến một giá trị phát triển bền vững.

Dưới đây là 7 cách có thể giúp bạn kiểm soát được cơn giận của mình một cách hiệu quả

Khi giận dữ hay bực tức, thay vì làm cho mọi thứ rối tung lên, bạn hãy để cho tâm trí bận rộn để tránh phải suy nghĩ thêm về chuyện không vui vừa qua.

1. Giữ bình tĩnh: Điều đầu tiên bạn nên làm khi tức giận đó là tự nói với bản thân phải thật bình tĩnh. Cảm xúc lúc này thường đi cùng với những hành động mà có thể sau này bạn sẽ phải hối tiếc, bởi thường khi giận dữ bạn không thể suy nghĩ đúng đắn và thấu đáo được. Bạn có thể nói hoặc làm những điều bạn cho là sai chỉ vì muốn hả cơn giận hoặc cảm giác phù hợp ngay thời điểm đó mà thôi. Vì vậy, lời khuyên lúc này là thay vì chiều theo cảm xúc, hãy hít thở sâu và dành thời gian trấn tĩnh bản thân để tránh phải hối tiếc.

Cách kiểm soát cơn giận của bản thân

Cách kiểm soát cơn giận của bản thân

2. Khiến bản thân trở nên bận rộn: Một điều khác nên làm khi tức giận là "đánh lạc hướng" tâm trí, đưa mình ra khỏi vấn đề đang gặp phải và làm cho bản thân thật bận rộn. Khi giận dữ, bạn có xu hướng nghĩ rằng mình phải đối diện với nó ngay lập tức, đồng thời chứng minh cho thế giới biết rằng bạn không yếu đuối. Nhưng hành động vì sự tức giận là điểm yếu lớn nhất của trong tất cả mọi điểm yếu của con người. Thay vì làm mọi thứ rối tung lên, bạn hãy để tâm vào những thứ hữu ích để làm tâm trí bạn bận rộn thì sẽ tốt hơn.

3. Suy nghĩ trước khi nói: Khi tức giận, bạn hay nói những điều đáng lẽ không nên nói. Bạn chỉ nói những lời làm tổn thương người khác, thậm chí không biết ý nghĩa những gì mình đang nói. Do đó, bạn sẽ tạo ra những bất đồng giữa mình và người khác, trong khi thông thường bạn sẽ không hành động như vậy. Vì vậy, hãy cố gắng nghĩ ít nhất hai lần trước khi bạn định nói bất cứ thứ gì trong khi tức giận. Đây là lý do tại sao các chuyên gia tâm lý thường khuyên bạn nên đi bộ vào thời điểm này để tránh nói ra những điều làm tổn thương người khác. Bạn có thể cải thiện cách nói chuyện của mình thông qua chương trình đào tạo Kỹ năng giao tiếp Ứng xử của GV Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu tại cổng đào tạo trực tuyến Academy.vn.

4. Tìm cách giải quyết: Một trong những điều chúng ta không nên làm khi nóng giận là tìm mọi cách giải quyết nếu có thể. Nguyên nhân dẫn đến tức giận có thể là một vấn đề bất ngờ hoặc do dồn nén trong một khoảng thời gian dài mà chưa được giải quyết. Một trong những điều bạn nên làm vào thời điểm như thế là tìm giải pháp cho vấn đề và tìm cách đối phó với những nguyên nhân gây ra nó hơn là đấu tranh và chửi rủa, vì thông thường những việc "nói cho bõ tức" thường không mang đến kết quả tốt đẹp.

5. Đừng chửi rủa: Đừng bao giờ chửi rủa khi tức giận. Người ta thường nói những điều rất ngớ ngẩn khi tức giận chỉ vì muốn làm tổn thương đối phương. Nhưng bạn sẽ làm gì khi làm tổn thương người khác? Chửi rủa chỉ làm cho cái tôi của bạn lớn dần, nó không mang lại lợi ích gì cho cuộc đời bạn. Vì vậy, bất cứ khi nào bạn cảm thấy như mình đang sỉ nhục ai đó khi tức giận, thì hãy lùi lại một bước để xem xét thật thấu đáo.

6. Đừng giữ mối thù hận: Bạn có thể nổi giận với những người không tốt hoặc thô lỗ với bạn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ giữ lòng thù hận với họ. Giữ mối thù hận với người khác sẽ chỉ làm bạn nghĩ về những điều sai trái mà người đó đã làm, từ đó khiến tâm trạng bạn ngày càng cảm thấy tồi tệ hơn. Thay vào đó, lòng vị tha và lãng quên lỗi lầm của người khác sẽ giúp bạn được sống một cuộc sống không có bóng dáng của cảm xúc tiêu cực.

7. Đơn giản hóa vấn đề: Một trong những cách hóa giải tình huống tức giận là sử dụng sự hài hước. Bất luận nguyên nhân của sự đau khổ là gì, hãy cố gắng trở nên hài hước. Giảm nhẹ vấn đề sẽ giúp bạn tránh được những căng thẳng không cần thiết trong cuộc sống. Vì thế, thay vì thất vọng và đáp trả cách giận dữ, hãy đơn giản hóa vấn đề bằng cách nghĩ ra một câu đùa hoặc làm cho không khí trở nên vui vẻ hơn. Nhưng hãy cẩn thận, đừng dùng trò hài để mỉa mai, vì như thế bạn sẽ làm mất đi mục đích và làm tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Theo Vnexpress.net, tin gốc: http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-tinh/tuyet-chieu-kiem-soat-cam-xuc-de-tranh-gian-qua-mat-khon-3010822.html