Phụ huynh có thể giúp con rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian bằng cách tạo lịch trình riêng cho mỗi thành viên trong gia đình, không quản lý một cách khuôn mẫu.

TOP 5 phương pháp nâng cao tư duy độc lập ở trẻ

TOP 5 phương pháp nâng cao tư duy độc lập ở trẻ

Để có thể nâng cao tư duy độc lập cho trẻ, phụ huynh nên trở thành một tấm gương cho con noi theo, đồng thời tập trung lắng nghe ý kiến của trẻ nhiều hơn.

1. Hẹn giờ

Ngay cả những đứa trẻ biết xem giờ cũng chưa chắc biết cách đo thời gian. Hãy giúp con bạn bằng cách đặt hẹn giờ trong khi chúng phải hoàn thành nhiệm vụ. Giữ đồng hồ ở gần, đặt đếm ngược để trẻ cảm nhận sự thay đổi của thời gian.

Hướng dẫn con cách đo không có nghĩa là để con sống theo đồng hồ. Mục tiêu của phương pháp chỉ đơn giản là giúp trẻ hiểu một giờ, 15 phút hoặc thậm chí 5 phút là thế nào. Lần tới khi bạn nói "Chúng ta sẽ rời đi sau năm phút nữa", trẻ sẽ biết rằng chúng không còn thời gian để chơi đồ chơi, xem TV hay dọn phòng.

2. Lịch sinh hoạt chung của gia đình

Dạy trẻ quản lý thời gian tối ưu bằng những phương pháp đơn giản - Ảnh 1

Phụ huynh có thể giúp con quản lý thời gian bằng cách thiết lập lịch gia đình

Lịch gia đình sẽ giúp các thành viên nắm bắt được lịch chung của cả nhà và lịch riêng của mỗi người, giúp trẻ hiểu cách thành viên khác quản lý giờ giấc để tham gia vào sinh hoạt chung của gia đình đúng tiến độ. Từ đó trẻ sẽ rút ra kinh nghiệm kiểm soát thời gian cho riêng mình.

3. Trẻ cũng nên có lịch riêng

Ngoài việc tạo lịch gia đình, mỗi đứa trẻ cũng nên có lịch riêng. Bằng cách đó, trẻ có thể quản lý thời gian chi tiết hơn so với lịch gia đình. Bạn hãy hướng dẫn con chia nhỏ lịch theo các nhiệm vụ trong ngày hoặc tuần, khuyến khích bé sử dụng lịch cá nhân để thêm các nhiệm vụ mới và đánh dấu nhiệm vụ hoàn thành.

4. Không quá máy móc

Bạn và con đã lên lịch trình cụ thể cho từng ngày nhưng sẽ có những công việc cần bỏ nhiều thời gian hơn dự kiến. Nếu như vậy, hãy để trẻ tiếp tục công việc của mình, thực hiện các nhiệm vụ khác sau khi hoàn thành công việc dang dở dù giờ sai lệch so với kế hoạch. Trẻ chỉ nên bám sát lịch trình trong những ngày đầu hoặc tuần đầu học cách quản lý thời gian.

5. Chỉ nên quan sát và nhắc nhở

Một trong những sai lầm phổ biến của phụ huynh khi hướng dẫn trẻ quản lý thời gian là đảm bảo trẻ tham gia vào mọi hoạt động được lên lịch. Phụ huynh chỉ nên quan sát và nhắc nhở trẻ tuân theo lịch trình mà không ép buộc chúng nhất định phải thực hiện các hoạt động đã lên lịch.

6. Trẻ nên làm gì vào thời gian rảnh?

Tạo lịch trình và gắn bó với nó là quan trọng nhưng phụ huynh cũng nên dành cho trẻ những khoảng rảnh. Những khoảnh khắc không làm gì là cơ hội tuyệt vời để học cách quản lý thời gian. Nó giúp trẻ hiểu rằng việc đó không chỉ để hoàn thành công việc đúng thời hạn mà quan trọng hơn chúng có nhiều giờ để chơi.

7. Công cụ quản lý thời gian

Phụ huynh nên sử dụng những công cụ quản lý thời gian đơn giản, bắt mắt và dễ dàng với trẻ. Bạn có thể sáng tạo các công cụ của riêng bạn, sử dụng hình ảnh hay màu sắc mà con bạn yêu thích để thu hút trẻ.

XEM THÊM: 3 bước giúp bạn quản lý thời gian hiệu quả

Theo VnExpress