4 Đặc điểm thường thấy của người bán hàng chuyên nghiệp

Ông Michael Nile, chuyên gia Mỹ đúc kết 4 đặc điểm cơ bản nhất của người bán hàng chuyên nghiệp. Bảy bước định vị thị trường. Tại sao một số người bán hàng rất “chạy” trong khi nhiều người khác lại “ế ẩm”, mặc dù giữa họ không có mấy khác biệt về vị trí bán hàng, mặt hàng bán? Tại sao có tới 80% lượng tiền bán hàng lại chỉ thuộc 20% số người bán hàng? Theo ông Michael Nile, chuyên gia marketing người Mỹ, mấu chốt ở đây là tính chuyên nghiệp. Qua nghiên cứu về những người bán hàng xuất sắc nhất trong nhiều lĩnh vực, ông Michael Nile đã đúc kết ra 4 đặc điểm cơ bản nhất của người bán hàng chuyên nghiệp dưới đây:

1. Thái độ

Việc đánh giá công việc hàng ngày để không ngừng cải tiến, hoàn thiện là nhân tố then chốt trong công việc của một người bán hàng chuyên nghiệp. Ngay cả những khiếm khuyết, thất bại trong quá khứ cũng là bài học tốt để bạn có được hướng đi phù hợp hơn trong tương lai. Điều quan trọng là, bạn phải có cái nhìn tích cực về tương lai, định mục tiêu và nỗ lực phấn đấu để đạt được những mục tiêu đã định.

2. Kỹ năng giao tiếp hiện đại

Kỹ năng nghe là yếu tố bắt buộc trong hoạt động của người bán hàng chuyên nghiệp. Biết lắng nghe và đưa ra câu hỏi đúng lúc, đúng chỗ, đồng thời biết cách tập trung vào những thời khắc quan trọng khi khách hàng thể hiện sự quan tâm của mình là thế mạnh của người bán hàng chuyên nghiệp. Sai lầm chung là người bán hàng thường nói quá nhiều, mà không biết lắng nghe, nên khó hiểu thấu khách hàng để từ đó có thể thuyết phục họ mua hàng.

4 Đặc điểm thường thấy của người bán hàng chuyên nghiệp

4 Đặc điểm thường thấy của người bán hàng chuyên nghiệp

3. Không ngừng nâng cao trình độ

Bạn không chỉ dừng lại ở việc bán hàng, mà nên phấn đấu trở thành một chuyên gia trong ngành, tức là bạn đồng thời có thể đóng vai trò như nhà tư vấn cho khách hàng. Người có kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp cần biết mọi thứ liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình. Việc vận dụng kiến thức của mình vào hoạt động thực tế sẽ tạo ưu thế rất lớn cho người bán hàng.

4. Tầm nhìn

Một người bán hàng chuyên nghiệp thật sự cần biết cái họ cần phải làm trong tương lai, tìm cách thức tốt nhất để thực hiện những công việc đó. Họ phải biết tính toán cái họ đang làm, đánh giá khả năng thực hiện của mình để tìm hướng giải quyết công việc hiệu quả nhất. Người bán hàng chuyên nghiệp cần tự hỏi mình: “Ta đang làm gì? Có hướng tới mục tiêu không?”.

3 nguyên tắc giúp bạn trở thành người có kỹ năng bán hàng xuất sắc

Ngôn ngữ học bán hàng đưa ra ba nguyên tắc cơ sở để trở thành người bán hàng hiệu quả: mỗi khách hàng đều giao tiếp bằng ngôn ngữ riêng của họ, người bán hàng thành công xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với họ thông qua hoạt động giao tiếp hòa hợp, và cuối cùng, con người bị thuyết phục dựa vào những mối liên lạc cá nhân. Chúng ta hãy cùng đi sâu tìm hiểu về ba nguyên tắc này:

1. Khách hàng sử dụng ngôn ngữ riêng

Phần lớn các công ty đều trang bị cho đội ngũ bán hàng của mình một phương pháp bán hàng đại trà. Nhưng thật không may, mỗi người trên thế giới đều giao tiếp bằng một ngôn ngữ riêng biệt. Ngôn ngữ bạn sử dụng hình thành nên từ những trải nghiệm thường ngày – nơi bạn lớn lên, ngôn ngữ mà những người thân yêu quanh bạn sử dụng, trường học của bạn, bạn bè, nghề nghiệp của bạn, số tiền bạn có trong tài khoản, và thậm chí là cả đời sống tinh thần của bạn nữa. Vì không có người nào khác có đúng và đủ những trải nghiệm hệt như của bạn, nên không ai nói đúng thứ ngôn ngữ mà bạn dùng. Vì vậy, ngôn ngữ mà hai người khác nhau dùng để miêu tả về cùng một tình huống hay cách họ diễn giải cùng một ngôn ngữ – có thể sẽ rất khác nhau.

Chẳng hạn, khi đọc từ “con rắn” có thể trong đầu bạn liền hình dung ra một con rắn chuông, con trăn, hay một con rắn hổ mang. Những hình ảnh đó là những diễn giải cụ thể khác nhau về cùng một từ, song có thể theo lẽ tự nhiên, chúng đều khơi gợi lên sự sợ hãi và những cảm xúc tiêu cực. Ngược lại, nếu khi nhỏ bạn từng nuôi một con rắn cưng làm cảnh, thì khi nghe tới từ “con rắn”, trong tâm trí bạn lại xuất hiện những mối liên tưởng tích cực. Do ngôn từ chứa đựng nhiều ý nghĩa cá nhân khác nhau, nên có thể bạn lại liên tưởng tới hình ảnh một doanh nhân vô đạo đức khi lần đầu tiếp xúc với từ “con rắn”.

2. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp thông qua giao tiếp hòa hợp

Thật không may, khi tiếp xúc với khách hàng tiềm năng, phần lớn những người bán hàng đều nói chuyện bằng ngôn ngữ riêng của họ và chỉ nói về bản thân họ mà thôi. Chủ đề bao quát của toàn bộ cuộc nói chuyện là tôi, tôi, tôi: công ty tôi, các lợi ích của sản phẩm của tôi, các đặc điểm và tính năng của sản phẩm của tôi.

Nhưng đối với những người bán hàng thành công, họ lại nói về khách hàng: vấn đề của khách hàng, giá trị của khách hàng, các kế hoạch và mong muốn của khách hàng. Họ sử dụng ngôn ngữ của chính khách hàng để thiết lập nên một mối quan hệ tốt đẹp. Mối quan hệ tốt đẹp là một mối quan hệ đặc biệt giữa hai cá nhân được xây dựng dựa trên hoạt động giao tiếp hòa hợp. Tuy nhiên, hoạt động giao tiếp của con người lại diễn ra theo nhiều hình thức và cấp độ khác nhau. Một lượng thông tin khổng lồ được truyền tải bằng cả ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, cả ý thức và tiềm thức. Một người bán hàng hiệu quả sẽ tự động điều chỉnh tư duy và ngôn ngữ của mình để phản ánh ngôn ngữ của khách hàng.

3. Thuyết phục người khác thông qua mối liên hệ cá nhân

Công việc của người bán hàng là thuyết phục người khác. Nhưng điều gì đã tạo nên sức thuyết phục ở họ? Phải chăng đó là kiến thức và khả năng nhắc lại như một cái máy những lý do giải thích tại sao khách hàng nên mua sản phẩm của họ? Trên thực tế, những người bán hàng thuyết phục nhất lại không nhất thiết phải hiểu rõ về sản phẩm họ bán, bởi vì để thay đổi ý kiến của người mua thì lý do và logic vẫn là chưa đủ. Cần phải thiết lập một mối liên hệ cá nhân nữa. Thuyết phục khách hàng là quá trình hướng những niềm tin và quan điểm của bạn vào người khác.

Mục tiêu của nó không phải là khiến người khác phải đồng ý với các lập luận của bạn, mà là khiến họ tiếp thu thông điệp bạn đưa ra bởi vì họ tin rằng bạn làm thế là vì lợi ích của họ. Về bản chất, thuyết phục chính là khả năng “gõ cửa” các cảm xúc cá nhân và tiếp cận yếu tố ra quyết định trong tiềm thức của người đó. Người bán hàng thành công cũng đồng thời là người có nhiều kỹ năng sống như giao tiếp giỏi; họ biết cần phải nói gì và nói như thế nào. Nhờ tài năng ngôn ngữ, họ có thể truyền đạt và giải mã những thông điệp ẩn mà những người bán hàng kém thành công hơn thường bỏ qua.

Trong khi vẫn sử dụng cùng một thứ ngôn ngữ mà phần lớn giới bán hàng đều sử dụng, họ lại xây dựng được cho mình một khả năng kỳ lạ, có thể khiến những người vốn hoài nghi cũng phải tin tưởng vào họ và thuyết phục cả những người hoàn toàn xa lạ nghe theo lời họ khuyên. Ngôn ngữ học bán hàng có thể giúp chúng ta tìm hiểu quá trình người bán hàng biến những người “ngoại đạo” thành các “tín đồ”, và thuyết phục khách hàng tiềm năng mua hàng.

Chương trình đào tạo kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp :

Ngành bán hàng chiếm 73% nhu cầu nhân lực của thị trường tuyển dụng trực tuyến. Đó là kết quả của cuộc khảo sát do JobStreet.com Việt Nam, và có doanh nghiệp chia sẻ đến nửa năm vẫn chưa tuyển được nhân sự cho ngành này. Đây là dấu hiệu đáng mừng nhưng cũng là một thách thức không nhỏ đối với những người làm nghề bán hàng bởi nhu cầu tuyển dụng về nhân viên ngành này ngày càng cao, trong khi kỹ năng bán hàng của các nhân viên đa số đều không đáp ứng được mong muốn của doanh nghiệp.